KPMG Tư vấn doanh nghiệp Sdn Bhd

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 139 - 141)

Địa điểm: Wisma KPMG, Kuala Lumpur

Thời gian: 14:30, ngày 13 tháng 1 năm 2006

Thành phần tham gia phía KPMG:

Ông Ỵ K. Chin, Thành viên sáng lập

Ông Mohd Arif Ibrahim, Giám đốc, cố vấn về rủi ro và dịch vụ kiểm toán nội bộ

Bà Nik Fadzrina Nik Hussain, Cộng tác viên cao cấp, Cố vấn

Trình bày:

Phát triển công nghiệp ở Malaysia (slides)

Sơ lược về KPMG:

KPMG là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các dịch vụ: Kiểm toán, thuế và tư vấn.

Những điểm nổi bật:

Ông Chin là đồng tác giả của chương marketing và thương hiệu của IMP3. Theo yêu cầu của đoàn đặt ra, ông đã trình bày về sự phát triển và các thành tựu đạt được từ IMP1 đến IMP3. Nội dung của các slides là khá rõ ràng với rất nhiều thông tin phong phú.

Ngành sản xuất của Malaysia bắt đầu cất cánh từ đầu những năm 1970 khi các nhà sản xuất bán sản phẩm lớn như Motorola hay National đến Penang để sản xuất các bộ phận sử dụng nhiều lao động với giá nhân công thấp. Luật điều tiết Công nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn nàỵ

Sau đó, IMP1 (1986-95) với kế hoạch thúc đẩy các ngành sản xuất dựa trên nguồn lực. Mục tiêu chính của quy hoạch này là: (i) Thúc đẩy các ngành sản xuất; (ii) chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước; và (iii) tiếp thu công nghệ. Thực tế là kết quả đạt được đều vượt các mục tiêu đặt rạ

IMP2 (1996-2005) đã nêu bật sự phát triển ngành sản xuất + + và phát triển công nghiệp dựa trên mô hình cụm công nghiệp. Tuy nhiên, khi dòng vốn FDI tăng mạnh, tâm lý sớm thỏa mãn lại nảy sinh và động lực do vậy không được thúc đẩỵ Trong lúc đó Malaysia trở thành nhà xuất khẩu máy điều hòa nhiệt độ, ti vi màu và các phụ kiện hàng đầu thế giớị Tăng trưởng trong thời kỳ Quy hoạch Công nghiệp lần 2 được ghi nhận là thấp hơn so với mục tiêu đặt rạ Ông Chin cho rằng chiến lược phát triển cụm công nghiệp trong IMP2 là rất hạn chế. Ông cũng cho rằng các hạn chế của IMP2 sẽ được khắc phục trong IMP3.

Cơ cấu dự thảo của IMP2 và IMP3 cũng được lý giảị IMP2 chưa bao giờ được chỉnh sửa, các vấn đề về phát triển các cụm công nghiệp và phát triển các ngành sản xuất + + cũng chưa được tổng kết, trong khi mục tiêu tăng trưởng của nó đã được xem xét.

Một vị chủ tịch về kinh doanh của CEO, và MATRADE phụ trách công tác hành chính, ở TRG về marketing và thương hiệu, trong đó ông Chin tham gia với tư cách là đồng tác giả. Các cuộc hội thảo của TRG được tổ chức khoảng 2-3 tuần/lần. Có khoảng 20 thành viên nhưng không phải lúc nào tất cả các thành viên cũng có thể tham dự đầy đủ. Các vấn đề cơ bản trong bản thảo là phân tích, và các vấn đề liên quan đến (i) nhận thức được các lợi thế cạnh tranh của các nước

láng giềng; (ii) xác định giá trị của các thương hiệụ Đối với vấn đề thứ nhất, TRG yêu cầu MATRADE cung cấp các quĩ cho việc nghiên cứu, việc này được tài trợ. Đối với vấn đề thứ hai, dựa vào dữ liệu của Interbrand (một công ty tư nhân) nhưng các dữ liệu đo lường thì thường tập trung quá nhiều vào Hoa Kỳ. Trong chương nghiên cứu của ông không chứa đựng các mục tiêu cụ thể. Mặc dù vậy, cho đến nay ông ta vẫn chưa hề nhận được các thù lao cho công việc này, nhưng Chính phủ hứa rằng ông sẽ được nhận.

Theo ông Chin, Malaysia nên tìm ra lợi thế so sánh riêng có hơn là cạnh tranh trực tiếp với 2 gã khổng lồ là Trung Quốc và ấn Độ. Malaysia phải bổ sung cho họ. Thêm vào đó, Malaysia nên trở thành một điểm cầu nối giữa Trung Quốc, ấn Độ và Indonesia, vì nó giúp kết hợp chặt chẽ các tính cách sắc tộc và thực hiện một đạo hồi ôn hòạ

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 139 - 141)