Phòng phụ trách ngành ôtô, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 159 - 162)

Thương mại và Công nghiệp (METI)

Địa điểm: METI, Tokyo

Thời gian: 14:00-15:30, ngày 2 tháng 6 năm 2005

Thành viên phía METI:

Ông Makoto Watanabe (Trưởng phòng, Phòng Kế hoạch Chính sách ngành ôtô)

Ông Junichi Iwasaki (Trợ lý Trưởng phòng, Phòng phụ trách ngành ôtô)

Bà Atsuko Yoshida (Phòng Hợp tác Kỹ thuật)

Ông Tetsuo Ito (Trợ lý Trưởng phòng, Phòng Hợp tác Kỹ thuật)

Thành viên trong đoàn:

Được, Thành, Ohno, Hoàng, và Mori

Các tài liệu nhận được:

ã Sách giới thiệu về METI, năm 2004.

ã Makoto Watanabe, “Current Status and Challenges of the Japanese Automobile Industry Policy, (bài viết chuẩn bị cho cuộc gặp này).

ã JAMA, The Motor Industry of Japan 2005 (song ngữ Nhật-Anh).

ã METI, Guide to the Research and Statistics Department, 2004.

Một số điểm chính:

Chính sách ngành ôtô của Nhật Bản trước kia và hiện nay đã được thảo luận trong cuộc gặp. Đối với METI, “các chính sách liên quan” đến ô nhiễm không khí, tiết kiệm nhiên liệu và an toàn giao thông có vai trò rất quan trọng. Với các vấn đề này, METI đưa ra các chuẩn mực thông qua việc lắng nghe ý kiến của các nhà sản xuất. Ban tư

vấn (deliberation council) đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân vào những năm 1960. Đối với vấn đề ô nhiễm không khí, Luật kiểm soát khí thải được thông qua vào năm 1973 và được điều chỉnh theo hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Mức độ tiết kiệm nhiên liệu được đưa ra dựa trên kết quả của những nhà sản xuất có hiệu quả nhất. Quy định về diesel và các yêu cầu về nhiên liệu sạch được thực hiện thông qua việc đánh thuế lợi nhuận. Gần đây, hệ thống giao thông thông minh và thu phí điện tử (ETC) đã được tăng cường. Nói tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, vai trò của METI là (i) đàm phán thương mại và đưa ra lộ trình tự do hóa thương mại một cách rõ ràng; (ii) giải quyết các vấn đề về năng lượng và môi trường; và (iii) cải thiện môi trường kinh doanh trong khu vực Châu á. Chính phủ không phải là

người đưa ra chiến lược kinh doanh hoặc chính sách thúc đẩy ngành ôtô vì đây là công việc của các doanh nghiệp tư nhân.

Đoàn công tác đã đặt ra câu hỏi rằng các chính sách của ngành là do METI hay các Bộ khác đưa rạ Câu trả lời từ phía METI là điều đó còn tùy thuộc vào vấn đề cụ thể của ngành. METI có trách nhiệm với các vấn đề công nghệ, các tiêu chuẩn an toàn, và đàm phán thương mạị Giao thông, môi trường và các vấn đề khác do các Bộ khác đảm nhiệm. Sự phối hợp liên Bộ được thực hiện tốt. Các Dự thảo Luật được trình lên Chính phủ và Quốc hội để thông qua và thực hiện.

Nhật Bản đã thực hiện chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ từ lâụ Luật nhằm hợp lý hóa các ngành sản xuất linh kiện và Hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ. Đối với Việt Nam, METI gợi ý rằng cải thiện kỹ năng nhân công và doanh nghiệp là những công việc quan trọng.

Đoàn công tác đã đặt câu hỏi về việc kiểm soát tắc nghẽn giao thông. Phía METI cho rằng lưu lượng xe chỉ là nguyên nhân thứ yếụ Để có chính sách giao thông phù hợp thì chiến lược phát triển đường bộ và đường sắt có tầm quan trọng rất lớn. Cơ sở hạ tầng, hệ thống kiểm soát giao thông, quy hoạch đô thị, và giáo dục là hết sức cần thiết. Nhật Bản không bao giờ áp dụng việc hạn chế đăng ký xe máy vì quyền tự do của các doanh nghiệp là nhân tố nền tảng đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản. Jakarta, Bangkok và Singapore hạn chế giao thông ở các trung tâm đô thị, nhưng không hạn chế số lượng xe ôtô. Theo quan điểm của METI, tắc nghẽn giao thông là vấn đề của việc kiểm soát giao thông, chứ không phải là lỗi của ngành ôtô.

Đoàn công tác cũng đặt câu hỏi về các kênh quan hệ với khu vực tư

nhân. Các Dự thảo Luật luôn được bàn luận tại một ủy ban mở và tiếp nhận ý kiến công chúng trong vòng ít nhất 1 tháng. Trong các đàm phán về Khu vực thương mại tự do (FTA), METI liên lạc với ngành này thông qua điện thoại, thư điện tử và những cuộc gặp không chính thức để biết được vị thế của Nhật Bản trước khi đi đàm

phán. Đối với việc thu thập số liệu, Nhật Bản đã có một Luật quy định hàng tháng các doanh nghiệp phải báo cáo các thông tin cơ bản. Những thông tin đó thường tự động cập nhật nhưng vẫn chậm. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản (JAMA) thường báo cáo nhanh hơn. JAMA cũng là cầu nối quan trọng giữa chính phủ và các doanh nghiệp. Nếu muốn có thông tin cụ thể hoặc nhạy cảm, METI cần phải giải thích lý dọ Nếu lý do đưa ra hợp lý, các doanh nghiệp sẽ hợp tác, và ngược lạị METI thường làm việc với JAMA, nhưng cũng có khi tiếp cận trực tiếp với từng doanh nghiệp. Đoàn công tác lưu ý một điểm là, ở Việt Nam, Bộ Công nghiệp không có bất kỳ liên hệ nào với các doanh nghiệp trong việc lập chính sách.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 159 - 162)