Việt Nam trong sự cạnh tranh khu vực và toàn cầu

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 94 - 96)

Các công ty đa quốc gia (MNCs) Nhật Bản đang nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh trong thị trường cạnh tranh và biến đổi toàn cầụ Quyết định đầu tư vào Việt Nam của những công ty này sẽ không phụ thuộc vào sự cân nhắc song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản mà đó chính là một bước trong kế hoạch của họ nhằm chiếm được vị trí chiến lược trong hoạt động marketing, sản xuất và đổi mới toàn cầụ Cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên Việt Nam cũng cần phải nhận thức được chính xác vị trí của mình trong môi trường kinh doanh khu vực và trên thế giớị Kể cả khi Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, điều này chưa chắc chắn đã thu hút nguồn FDI nếu tốc độ cải thiện chậm hơn so với các nước khác hay nếu việc cải thiện chỉ xảy ra ở những vùng không hấp dẫn những nhà kinh doanh nước ngoàị

Tầm quan trọng của việc đánh giá Việt nam trong bối cảnh của chiến lược kinh doanh khu vực và toàn cầu đã được chỉ rõ trong 3 cuộc họp sau:

Đầu tiên, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) giải thích kết quả cuộc điều tra hàng năm từ phía các nhà sản xuất đa quốc gia Nhật Bản cho đoàn điều trạ Theo như điều tra gần đây nhất vào năm 2003 và 2004, Việt Nam đứng thứ 4 trong số những nước thu hút vốn FDI sau Trung Quốc, Thái Lan và Hoa Kỳ. Nhưng khác so với các nước này, các Công ty đa quốc gia Nhật Bản có rất ít kế hoạch cụ thể để đầu tư vào Việt Nam mặc dù nhìn chung họ rất quan tâm tới

Việt Nam. Điều này một phần là do Việt Nam là điểm thu hút FDI tương đối mới và cần phải có thêm thời gian để các công ty Nhật Bản thu thập thông tin và soạn thảo kế hoạch kinh doanh. Các công ty đa quốc gia Nhật Bản đánh giá rằng nguồn lao động rẻ, thị trường tiềm năng, và nhân lực là 3 điểm thu hút đầu tư của Việt Nam trong khi yếu kém về hệ thống luật pháp và chính sách, thiếu cơ sở hạ tầng là những trở ngại chính khi so sánh với các nơi thu hút FDI khác. Thứ hai, ông Susumu Sanbonmatsu ở Viện nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (TIETI) thuộc METI đã thảo luận về những động thái chiến lược của các công ty đa quốc gia Nhật Bản. Theo như nghiên cứu của ông, yếu tố chiến lược chính là thị trường, dây chuyền sản xuất và định vị của chuỗi giá trị. Để liên tục giới thiệu các sản phẩm mới cho các thị trường chủ chốt, các công ty đa quốc gia luôn luôn phải lên kế hoạch và đầu tư đón trước (chuỗi đổi mới toàn cầu). Hơn nữa, nhằm sản xuất nhanh với chất lượng cao và chi phí thấp, MNCs phải phân bố các chức năng và quy trình khác nhau tới các quốc gia khác nhau một cách đúng đắn (chuỗi cung cấp toàn cầu). Trong tất cả các yếu tố này, vai trò quản lý lãnh đạo và văn hóa công ty đóng những vai trò quan trọng. Việt Nam cũng cần phải hiểu rằng các MNCs tới Việt Nam nếu như điều này nâng cao được hiệu quả kinh doanh trong chuỗi đổi mới toàn cầuchuỗi cung cấp toàn cầu của họ. Chính phủ phải hiểu những gì Việt Nam có thể đưa ra để thu hút MNCs khi phát động chiến dịch thu hút FDỊ Thứ ba, công ty mô tô Honda giải thích bối cảnh kinh doanh và chiến lược mở rộng sản xuất tại Châu á30. Gần đây, Honda đã rất vui mừng khi nhận được giấy phép sản xuất ôtô tại Việt Nam. Honda hy vọng sẽ xây dựng quan hệ tốt với Bộ Công nghiệp nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung, nhằm hiện thực hóa những tiềm năng của Việt Nam trong việc nâng cao thu nhập và đào tạo nhân lực lành nghề. Trong lĩnh vực xe máy, ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam là những khu vực sản xuất chủ 30Cuộc thảo luận của chúng tôi gồm cả những hoạt động cụ thể mà Honda dự định tiến hành trong tương lai gần, tuy nhiên nội dung cụ thể không thể được báo cáo tại đâỵ

chốt của Hondạ Trong lĩnh vực ôtô, Trung Quốc và Thái Lan là đặc biệt quan trọng ở Đông á. Khi bắt đầu sản xuất ôtô tại Việt Nam, Honda dự định phân cho Việt Nam sản xuất một số bộ phận cho xuất khẩu trong toàn cầụ Honda đã xuất khẩu hộp chuyền tự động từ Indonesia sang Châu á, EU, Hoa Kỳ và hộp chuyền cơ từ nhà máy tại Philippin sang thị trường toàn cầụ

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 94 - 96)