Một trong những câu hỏi được nhóm đồng nghiên cứu VDF-MOI đưa ra là Việt Nam có nên sử dụng những mục tiêu định lượng trong việc đưa ra những chiến lược công nghiệp cho tương lai hay không. Rõ ràng là đặt ra những mục tiêu định lượng cứng nhắc cho toàn ngành công nghiệp cùng sản phẩm và yêu cầu các mục tiêu này phải được thực hiện bằng mọi giá không còn phù hợp với bất kì nền kinh tế nào dưới định hướng thị trường và hội nhập toàn cầụ Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các mục tiêu định lượng phải bị
loại bỏ. Thái Lan sử dụng các mục tiêu định lượng cho toàn bộ sản phẩm và xuất khẩu của ôtô và xe máy; Nhật Bản hiện tại sử dụng mục tiêu định lượng cho việc sử dụng internet băng truyền rộng của các hộ gia đình và thúc tiến chính phủ điện tử.Vậy thì, những mục tiêu định lượng nào là phù hợp và những mục tiêu nào không liên quan và thậm chí có hạỉ
Trong thực tế, hoạch định chính sách của Việt Nam đang dịch chuyển dần dần từ những mục tiêu cứng nhắc sang những hướng dẫn và khuyến nghị mềm dẻọ Tuy nhiên, tâm lý số lượng đã ngấm sâu từ thời kinh tế kế hoạch hóa và rất khó thay đổi ngay lập tức.
Bảng 5-2. Ba đặc điểm của các mục tiêu định lượng của các ngành vật chất
Khi xem xét lại những mục tiêu định lượng, sẽ hữu ích hơn khi chia chúng thành những nhóm khác nhaụ Bảng 5-2 trình bày về sự cứng nhắc của các mục tiêu, mức độ tổng quát, quãng thời gian sửa đổi như là những đặc điểm chính cho các mục tiêu định lượng của các ngành trên thực tế. Khung này giúp chúng ta có thể áp dụng có lựa chọn các mục tiêu định lượng hơn là chấp nhận hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, các mục tiêu định lượng cứng nhắc được đặt ra cho tất cả các mức từ vĩ mô đến sản xuất với các kế hoạch 5 năm và ngân sách hàng năm là các chu kì kế hoạch hóa chủ chốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, người ta không thể trông đợi vào những con số mục tiêu được nêu trong các văn bản mang tính pháp lý nữạ Các mục tiêu định lượng không nên chỉ là những con số mục tiêu cứng nhắc mà nên là những mục tiêu chỉ dẫn, các kế hoạch kinh doanh và dự báọ
Những mục tiêu trung và dài hạn trong tăng trưởng GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu hay cơ cấu ngành công nghiệp vẫn nên được áp dụng nhưng chúng nên mang tính định hướng hơn là bắt buộc theo luật pháp. ởcơ cấu ngành công nghiệp, sự lựa chọn phù hợp cho các mục tiêu phụ thuộc vào bản chất của từng ngành. Đối với các ngành công nghiệp cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu cho thị trường nội địa như thép, xi măng và điện, mục tiêu định lượng dựa trên các cơ sở dự đoán nhu cầu thực tế vẫn còn hữu hiệụ Tuy nhiên, các nhà sản xuất tư nhân, chứ không phải khu vực nhà nước, phải nên dần trở thành nhà cung cấp chủ yếu và chính sách nên dịch chuyển từ can thiệp trực tiếp như quản lí giá và đầu tư sang xếp đặt gián tiếp các nhu cầu của ngành công nghiệp như là soạn thảo báo cáo và kế hoạch định hướng, khuyến khích phát triển nhân lực, hỗ trợ công nghiệp, hoạt động marketing, mua sắm...
Đối với các ngành công nghiệp chế biến hay lắp ráp định hướng xuất khẩu như điện dân dụng, ôtô, xe máy, quần áo, giầy dép, chế biến thực phẩm, mục tiêu định lượng tổng hợp ít có ý nghĩa và nên cùng lắm là mang tính định hướng. Nỗ lực của bản thân từng nhà sản xuất và sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu sẽ quyết định thành quả số
lượng. Mục tiêu chính của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là sự sáng tạo đổi mới, tính cạnh tranh và vị trí chiến lược của doanh nghiệp, chứ không phải là cố gắng đạt những mục tiêu định lượng được định ra từ trước bất kể nhu cầu của thị trường sẽ thay đổi ra saọ Hơn nữa, đối với ngành công nghiệp biến đổi nhanh như IT, công nghệ phần mềm và điện tử, nơi mà những sản phẩm mới và thị trường liên tục xuất hiện thì đưa ra những con số dự đoán cho một vài năm tiếp theo hoặc dài hơi hơn nữa hầu như không có ý nghĩạ