Kenichi Ohno, “Thiết kế một chiến lược công nghiệp toàn diện và hiện thực”, Thảo luận chính sách của VDF số 1, tháng 6 năm 2004 Được tái bản trong cuốn Hoàn thiện chiến lư ợc

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 58 - 61)

phát triển công nghiệp Việt Namcủa VDF, chủ biên Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2005.

Xuất khẩu 20% số xe máy sản xuất

Xuất khẩu các linh phụ kiện trị giá hơn 200 tỷ bạt Đạt tỷ lệ nội địa hóa 60%

Có 2 điểm cần nhấn mạnh khi so sánh qui hoạch tổng thể ngành ôtô của Việt Nam và Thái Lan.

Thứ nhất, Chính phủ Thái Lan chỉ đưa ra mục tiêu là tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị xuất khẩu, không đưa ra các mục tiêu cụ thể về số lượng xe ô tô theo chủng loại (ví dụ xe 5 chỗ, xe 6-9 chỗ, xe tải dưới 2 tấn, xe tải từ 2-7 tấn). Chính phủ cũng không quan tâm đến việc ai sẽ là nhà sản xuất và xuất khẩu (các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài hay công ty liên doanh). ởThái Lan không có các dự án quốc gia về ô tô hay nhà sản xuất. Chính phủ Thái Lan để thị trường tự quyết định nhà sản xuất và sản phẩm.

Thứ hai, qui hoạch tổng thể ngành ôtô Thái Lan lại rất chi tiết về kế hoạch thực hiện, trong khi qui hoạch tổng thể của Việt Nam phần thực hiện chỉ dài có 3 trang (Phần II, chương 4, tr. 49-51). Trong quy hoạch tổng thể của Thái Lan, các bảng biểu chiếm hơn 180 trang chi tiết hóa các mục tiêu, kế hoạch hành động, kết quả, các chỉ tiêu cơ bản và các tổ chức có liên quan.

Sự khác biệt cơ bản giữa ngành công nghiệp ôtô của Thái Lan và Việt Nam được tóm lược trong bảng saụ

Các chuyên gia về ôtô xe máy tại trường đại học Thammasat cho biết việc thiết kế và thực hiện chiến lược chính sách ngày nay được kết hợp giữa Chính phủ và các công ty tư nhân. Mặc dù, đôi khi các công ty tư nhân cũng đưa ra yêu sách với các nhà hoạch định chính sách, song sự đối kháng gay gắt dường như không xảy ra ở Thái Lan. Cũng theo ý kiến của các chuyên gia này, yêu cầu về nội địa hóa đã được áp dụng không mấy hiệu quả trong việc nâng cao năng lực của Thái Lan, bởi các lỗ hổng về quản lý và các mánh khoé của các nhà sản xuất. Điều đó chỉ dẫn tới sự thiếu hiệu quả. Các nhà nghiên cứu Thái Lan cũng cho rằng hiện tại dung lượng thị trường ô tô của Việt Nam còn quá nhỏ so với yêu cầu nội địa hóa (40.000 xe của Việt

Nam so với 1 triệu xe một năm của Thái Lan). Người ta có cảm giác rằng, mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa từ 20% lên 60% đến năm 2010 là “quá tham vọng”.

Bảng 3-1. So sánh quy hoạch tổng thể ngành ôtô của Việt Nam và Thái Lan

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)