GS Kenichi Ohno đề cập tới vấn đề này trong Thảo luận Chính sách của VDF “Thiết kế một chiến lư ợc công nghiệp toàn diện và hiện thực” (tháng 6 năm 2004, trang 20 21) và chỉ

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 55 - 57)

ra rằng không một quốc gia ASEAN nào có thể phát triển độc lập không phụ thuộc vào công nghệ và quản lý nước ngoài, trừ Hàn Quốc và Đài Loan, là những nước có thể tự sản xuất ra các sản phẩm. Vấn đề này cũng được trình bày trong cuốn “Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam” (của K.Ohno, N. Kawabata và Yuhikaku, 2003) như sau: “Từ khoảng những năm 1980 một vài nước đã thành công trong một số lĩnh vực công nghiệp như Thái Lan (Công nghiệp ôtô), và Malaysia (Công nghiệp điện tử)... Nhưng các nước ASEAN vẫn chưa nội hóa được năng lực công nghiệp của mình sau hàng thập kỷ thu hút đầu tư nước ngoàị.. Trong khi sản xuất là hoạt động chủ lực, thì công nghệ và quản lý vẫn chưa thể nội địa hóa” (tr.71 - 72)

Mặc dù các tiêu chí để lựa chọn các ngành mũi nhọn đã được xác định rõ ràng (là giá trị gia tăng và thị trường ngách), song việc lựa chọn chúng vẫn do các bộ ngành quyết định. Và kết quả là sự lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn có đôi chút khác biệt giữa các cơ quan Chính phủ tùy thuộc vào phạm vi và quyền hạn của mình. Ví dụ “ngành công nghiệp điện tử & ITC” và “ngành năng lượng và năng lượng có thể tái tạo” nằm trong danh sách của ủy ban đầu tư (BOI), song lại không nằm trong sự lựa chọn của Bộ Công nghiệp (MOI). Tương tự, ngành du lịch đôi lúc cũng không được xếp trong nhóm ngành dịch vụ có giá trị gia tăng caọ

Cách ra quyết định của Thủ tướng Thaksin là áp đặt một tầm nhìn rộng, khái quát chứ không phải đưa ra các biện pháp quản lý vi mô. Sau khi các định hướng lớn được đưa ra, các bộ ngành liên quan phải rút ra các mục tiêu cụ thể và kế hoạch hành động. Các cơ quan này phải thiết kế, thực hiện và giám sát các chương trình nàỵ Ví dụ, có lẽ không ai có thể giải thích rõ ràng ý nghĩa của khẩu hiệu của ngành ôtô xe máy là “Detroit của Châu á”. Nhưng trong qui hoạch tổng thể của ngành công nghiệp ôtô xe máy giai đoạn 2002-2006 có rất nhiều mục tiêu chính sách (xem phần dưới đây). Sau đó, ở cấp kế hoạch năm, các dự án và phân bổ ngân sách được xác định cụ thể. Nếu như

có tình huống mới hay vấn đề mới nảy sinh thì chiến lược sẽ được bổ sung trên cơ sở tham vấn giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Để thúc đẩy sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ của Thủ tướng Thaksin thành lập 9 viện nghiên cứu công nghiệp chuyên ngành trực thuộc Bộ công nghiệp bao gồm các viện thép, thực phẩm, ôtô, điện tử, dệt may v.v... Các viện này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện chiến lược công nghiệp của Thái Lan. Sau 5 năm thành lập (tính đến thời điểm hiện tại), các viện này được yêu cầu phải độc lập tài chính với ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu này là hiện thực hay chỉ là mơ ước vẫn chưa có câu trả lờị Quả thật vừa phải kiếm được tiền trong khi vẫn đóng góp rất nhiều cho xã hội là yêu cầu vô cùng khó khăn. Ngoài ra các vấn đề khác cũng được quan tâm bao gồm liệu các viện này có đáp ứng được vai trò

của mình hay không? Hay liệu các hoạt động được trợ cấp của các viện này có thu hút được nghiên cứu cá nhân và tư vấn hay không? Nhìn chung, có lẽ còn quá sớm để đánh giá kết quả hoạt động của các viện nàỵ ở Việt Nam, việc thành lập các viện nghiên cứu trung

ương có đủ nguồn nhân lực và vật lực cũng cần xem xét một cách nghiêm túc. Việt Nam mặc dù cũng có những viện nghiên cứu và các hiệp hội cho từng ngành công nghiệp và trực thuộc các bộ với các quy mô nghiên cứu khác nhau để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách. Không giống Thái Lan, các viện nghiên cứu này của Việt Nam không nhằm mục đích tạo ra mối liên kết giữa khu vực tư

nhân và chính phủ. Hoạt động của các viện này thường kém hiệu quả bởi quyền hạn, nguồn lực, và thông tin hạn chế.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của quá trình hoạch định chính sách ở Thái Lan là sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân. Việc thiết kế, thực hiện và điều chỉnh chính sách được tiến hành trên cơ sở hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp với vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân. Điều này đặc biệt đối lập với Việt Nam khi kênh thông tin giữa Chính phủ và doanh nghiệp rất hạn chế. ở Thái Lan công việc qui hoạch tổng thể được bắt đầu bằng việc Chính phủ lắng nghe ý kiến của khu vực tư

nhân. Nội dung và mục tiêu của qui hoạch tổng thể do cộng đồng doanh nghiệp đề xuất. Khu vực tư nhân có nhiều cơ hội để nói lên tiếng nói của mình trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình thực thi chính sách. Do đó, có rất ít sự bất đồng nảy sinh giữa các đối tượng liên quan một khi qui hoạch tổng thể đã được thông quạ Trên thực tế, các qui hoạch tổng thể của Thái Lan không đòi hỏi sự phê chuẩn chính thức (như sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ tại Việt Nam). Cơ quan soạn thảo chính là Bộ Công nghiệp, nhưng ý tưởng thì đã được chia sẻ với tất cả các đối tượng trong quá trình soạn thảọ

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 55 - 57)