Bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 48 - 51)

Những kinh nghiệm của các nước nêu trên chưa đầy đủ và chưa thể trả lời thấu đáo các vấn đề đang đặt ra đối với công tác kế hoạch hoá công nghiệp của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam càng không nên máy móc áp dụng bất kể một kinh nghiệm nào vì bất kể kinh nghiệm nào cũng có những đặc thù (lý do ra đời, điều kiện áp dụng, mặt được và chưa được). Tuy nhiên, những kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường kể trên có thể là những tham khảo quý cho Việt Nam, với tư cách là một nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Một số tham khảo có thể tóm tắt lại như sau:

Một là, công tác lập kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội phải được coi là một chuỗi các quá trình không chỉ đơn thuần là đề ra chương trình nghị sự quốc gia về phát triển, mà còn là việc chia sẻ định hướng về “chúng ta muốn tới đâu với công chúng” và hướng dẫn, giáo dục và khuyến khích tất cả các bên tham gia vào quá trình nàỵ Về khía cạnh này, công tác kế hoạch đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai thành công các kế hoạch phát triển bằng cách

tạo lập sự đồng thuận và tăng cường năng lực cho tất cả các bên tham gia.

Hai là, kế hoạch phát triển tự bản thân nó chỉ là một tài liệụ Sự thành bại của kế hoạch phụ thuộc chủ yếu vào quá trình triển khai kế hoạch - một quá trình gắn kết chặt chẽ với vai trò quản lý nhà nước. Việc triển khai kế hoạch được thực hiện qua sự gắn kết giữa công tác kế hoạch với ngân sáchnhư ở Philippinnes hoặc Hàn Quốc. Ba là, kế hoạch hoá lấy thị trường làm căn cứ, đồng thời định hướng, tạo điều kiện và khuyến khích sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, từ thị trường hàng hoá và dịch vụ đến thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường trong nước và thị trường thế giớị Ngoài ra cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin kinh tế - xã hội, thông tin dự báo đáp ứng được yêu cầu chính xác và tính thống nhất.

Bốn là, cần áp dụng phương pháp kế hoạch hoá theo đầu ra (hay kế hoạch hoá định hướng mục tiêu). Phương pháp này giúp các nhà kế hoạch chuẩn bị một chương trình, dự án theo một tư duy lôgic, phát huy được sự tham vấn của nhiều đối tượng hữu quan. Nó giúp lồng ghép được nhiều mục tiêu khác nhau của nhiều cấp khác nhau thành một hệ thống, gắn việc bố trí nguồn lực với việc đảm bảo kết quả đầu ra theo thứ tự ưu tiên, đồng thời thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó cần áp dụng thêm các phương pháp tính toán kế hoạch theo mô hình tăng trưởng tổng quát, mô hình cân đối liên ngành, phương pháp định giá dự án, phương pháp phân tích lợi ích-chi phí.

Năm là, cần phát huy sức mạnh tổng thể của các thành phần kinh tế. Trong đó khu vực kinh tế tư nhân và FDI có vai trò thiết yếu trong việc thực hiện các mục tiêụ Do vậy, kế hoạch cần được công khai hoá, được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi và kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện. Đồng thời Chính phủ cần có các thể chế cần thiết và tạo ra môi trường kinh doanh nhằm tiếp tục thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp.

Sáu là,kế hoạch được xây dựng trên cơ sở quy hoạch và chiến lược, vì vậy, phải làm tốt từ công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, phải coi trọng tính hệ thống trong công tác lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời công tác quản lý và triển khai kế hoạch phải dựa trên cơ sở các cơ chế, chính sách để khai thác được mọi nguồn lực cho phát triển.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 48 - 51)