Vấn đề thiếu hụt lao động lành nghề tại Nhật Bản trong tương la

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 28 - 31)

trong tương lai

Nhật Bản đang gấp rút đi tìm một nước đang phát triển làm đối tác sản xuất tích hợp của mình, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được. Nhật Bản rất cần một đối tác như vậy vì lương ở Nhật Bản quá cao và dân số lại đang già hóa, khiến cho Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đủ số lượng kỹ sư và nhà quản lý sản xuất trẻ có trình độ tại Nhật Bản. Những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh, từ 1947-1949, có kỹ năng cao thì sẽ nghỉ hưu trong vài năm tớị Những người sinh năm 1947 sẽ bước vào tuổi 60 vào năm 2007 và họ sẽ rời nhà máy (dẫn đến một thực trạng được gọi là “vấn đề năm 2007”). Kỹ năng của họ phải được chuyển giao cho thế hệ tiếp theo, nhưng Nhật Bản đang thiếu số lượng người kế cận.

Theo Sách trắng về Monozukuri (White Paper on Monozukuri)7, số lượng lao động trực tiếp trong các ngành sản xuất của Nhật Bản là 1,93 triệu người trong năm 2005. Khi được hỏi liệu “Vấn đề năm 2007” (năm nghỉ hưu của nhiều lao động lành nghề) có đáng lo ngại không thì có đến 30,5% các doanh nghiệp sản xuất đều trả lời là có.

Trong số các doanh nghiệp này, lý do chủ yếu khiến họ lo ngại là cần phải có thời gian dài mới có thể chuyển giao kỹ năng (68,5%), thiếu kỹ sư trẻ và có nhiệt huyết (64,5%), và thầy giáo gặp khó khăn khi truyền đạt kiến thức cho học viên do khoảng cách lớn về tuổi tác hoặc tay nghề (41,9%).

Hình 1-4 cho thấy sự thiếu hụt lao động đối với 10 kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất ở Nhật Bản. Tính đến năm 2005, sự thiếu hụt lao động chưa phải là vấn đề nghiêm trọng bởi chỉ có 25,6% số doanh nghiệp trả lời cho rằng họ thiếu lao động lành nghề về số lượng hoặc chất lượng (hoặc cả hai), 47,9% cho rằng họ có đủ lao động lành nghề, và 1,7% cho rằng họ thừa lao động lành nghề (những con số này được tính trung bình dựa trên 10 kỹ năng nêu trên). Tuy nhiên, trong thời gian tới, sự thiếu hụt lao động lành nghề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọng rằng lao động lành nghề sẽ vẫn tiếp tục làm việc sau tuổi về hưu - nhân tố làm giảm tác động của vấn đề năm 2007. Tuy vậy, trong dài hạn, Nhật Bản không thể tránh khỏi việc thiếu hụt lao động lành nghề nếu không đưa ra được những giải pháp căn bản.

Tôi đã nêu bật được lý do để Nhật Bản có thể là đối tác sản xuất chính cho Việt Nam vì Nhật Bản là nước duy nhất ở Đông ácó nền sản xuất theo cấu trúc tích hợp ở trình độ caọ Hơn nữa, Nhật Bản cũng là nhà đầu tư hàng đầu vào ngành sản xuất ở Việt Nam. Nếu Việt Nam làm chủ được phương thức sản xuất theo cấu trúc tích hợp thì Việt Nam cũng có thể hợp tác có hiệu quả hơn với các nước khác, ví dụ như các nhà sản xuất ô tô ở Đức hoặc các doanh nghiệp sản xuất máy móc của ý. Đó chính là lý do tôi thực sự hy vọng rằng áp dụng phương thức sản xuất tích hợp trong công nghiệp lắp ráp sẽ trở thành một trong những trụ cột chiến lược trong quy hoạch tổng thể của toàn ngành công nghiệp Việt Nam.

7Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi; và Bộ Giáodục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, White Paper on Monozukuri, 2005. Số liệu dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, White Paper on Monozukuri, 2005. Số liệu đưa ra trong bài viết dựa trên điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi tại các doanh nghiệp có số lao động thường xuyên từ 5 người trở lên.

Hình 1-4. Thiếu hụt và dư thừa lao động trực tiếp ở Nhật Bản

Nguồn: xem chú thích 6 Lưu ý: Đây là kết quả điều tra về 10 kỹ năng cơ bản của những ngành nhiều lao động nhất trong năm 2005. Thiếu hụt số 1, 2 và 3 tương ứng thể hiện sự thiếu hụt về số lượng, sự thiếu hụt về chất lượng và sự thiếu hụt cả chất lượng và số lượng.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 28 - 31)