Công ty TNHH Honda Motor

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 155 - 158)

Địa điểm: Trụ sở chính của Honda tại Aoyama, Tokyo

Thời gian: 10:00-12:00, ngày 1 tháng 6 năm 2005

Thành viên từ công ty Honda:

Ông Koji Nakazono (Tổng giám đốc, Văn phòng hoạt động hải ngoại số 2, Châu á& Châu Đại Dương)

Ông Hiroshi Nakaga-wa (Dep. Gen. Manager, Gov’t & Industrial Affairs Office)

Ông Shigeki Hayashi (Trợ lý giám đốc, Phòng xe máy Asean, OOO số 2)

Ông Cyril Aguadera (Điều phối viên, Phòng xe máy Asean, OOO số 2), đến từ Philippines

Ông Issarapap Uchotananan (Điều phối viên, Phòng xe máy Asean, OOO số 2), đến từ Thái Lan

Ông Junji Hida (Trợ lý giám đốc, Phòng xe máy Asean, OOO số.2)

Asimo (người máy Honda)

Thành viên trong đoàn:

Được, Thành, Ohno, Hoàng, Thuý

Tài liệu đã nhận được:

ã Bản cứng bài trình bày (không có tiêu đề) do Bộ phận xe máy Asean của Honda cung cấp.

ã Hồ sơ doanh nghiệp Hondạ

ã Báo cáo năm 2004 của Hondạ

Những điểm nổi bật:

Cờ xí Việt Nam, Nhật Bản và người máy thông minh Asimo nhiệt liệt chào đón đoàn khảo sát. Sau khi video giới thiệu về công ty kết thúc, Ông Aquadera sử dụng bài trình chiếu giới thiệu về chiến lược ôtô và xe máy của Hondạ

Ông Nakazono chào mừng đoàn khảo sát và cảm ơn Việt Nam đã cấp giấy phép cho Honda thực hiện sản xuất ôtô tại Việt Nam (tháng 3 năm 2005). Ông Nakazono phát biểu rằng Honda rất hy vọng được

góp sức vào quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam và mong muốn nhận được sự giúp đỡ hơn nữa từ phía Chính phủ Việt Nam. Ông hy vọng tiếp tục thực hiện trao đổi thông tin với chính phủ. Ông cũng nhấn mạnh rằng Honda là công ty duy nhất tài trợ chiến dịch rộng lớn về an toàn giao thông ở Việt Nam.

Liên quan đến xe máy, Honda cho rằng việc dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện là một tin tức tốt. Điều này xoá bỏ trở ngại lớn nhất trong việc mở rộng sản xuất. Khi đầu ra tăng lên, tỷ lệ nội địa hoá của Honda đã vượt quá 80% và bắt đầu xuất khẩu sang Philippines và Làọ

Các vấn đề khác như kế hoạch kinh doanh tương lai của Honda ở Việt Nam và các nước khác cũng như một số vấn đề khác đã được thảo luận cởi mở và chi tiết (không tiết lộ trong báo cáo này).

6. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)

Địa điểm:Trụ sở chính của JETRO tại Tokyo

Thời gian: 10:00-12:00, ngày 1 tháng 6 năm 2005

Tham dự từ phía JETRO:

Ông Ryo Ikebe (Giám đốc, Bộ phận hợp tác Kinh tế và Thương mại (TECD))

Ông Koji Ida (Trợ lý giám đốc, Châu á và Châu Đại Dương, Phòng Nghiên cứu hải ngoại)

Ông Satoshi Kitashima (Bộ phận hợp tác áChâu, TECD) Bà Đào Uyên Phương (Bộ phận hợp tác áChâu, TECD)

Thành viên trong đoàn:

Được, Thành, Ohno, Hoàng, Thuý, Mori

Tài liệu nhận được:

ã Koji Ida, “Vietnam’s Investment-Related Environment for Japanese Companies”.

ã Phát triển nghiên cứu nước ngoài, JETRO, Japanese- Affiliated Manufacturers in Asia: ASEAN and India (Điều tra năm 2004), Tháng 3 năm 2005.

Những điểm nổi bật:

Trước hết, Ông Ida trình bày kết quả đánh giá địa điểm đầu tư (bao gồm cả Việt Nam) dựa trên điều tra của JBIC (xem thêm biên bản cuộc họp với JBIC ở trên). Sau đó, hai bên đã thảo luận các vấn đề xoay quanh bài trình bàỵ

Phía Bộ Công nghiệp băn khoăn về việc quy mô trung bình của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lại giảm đị Về việc môi trường chính sách thay đổi, Bộ Công nghiệp phát biểu rằng Chính phủ không muốn thường xuyên thay đổi chính sách nhưng điều này không thể tránh khỏi bởi vì môi trường bên ngoài thay đổị Bộ Công nghiệp đang trong quá trình lựa chọn các ngành phù hợp để hỗ trợ (da giày, may mặc, điện tử, chế biến thực phẩm,v.v...), và Bộ hy vọng nhận được các dự báo thị trường toàn cầu cho một số ngành quan trọng. Tuy nhiên, JETRO không có những dự báo như vậỵ G.S Ohno cho rằng đánh giá tiềm năng của các ngành từ dự báo toàn cầu là rất khó bởi vì Việt Nam không đi song hành với việc mở rộng thị trường toàn cầụ

Ông Ikebe cho rằng môi trường đầu tư của Việt Nam đã tương đối tốt. Tăng trưởng của Việt Nam trong vòng 10 năm qua là rất ấn tượng và nền kinh tế rất năng động. Ông tin rằng chế biến xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trong tương laị Ông Ikebe cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên mua sắm linh phụ kiện không chỉ từ nguồn trong nước mà từ cả Trung Quốc và ASEAN để xây dựng mạng lưới kinh doanh khu vực.

Ông Kitashima nhấn mạnh rằng các ngành phụ trợ Việt Nam còn rất yếu và không thể cạnh tranh toàn cầu trừ khi nâng cấp công nghệ và kiểm soát chất lượng. Các biện pháp trợ giúp ngành phụ trợ được thảo luận bao gồm cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và các hội trợ ngược do JETRO tổ chức. Bà Phương là người phụ trách các vấn đề về hội chợ. Cuối năm, một hội chợ như vậy sẽ được tổ chức ở Hà Nộị

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)