Giai đoạn kế hoạch hoá tập trung (từ năm 1955 đến năm 1975)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 31 - 34)

1. Những thay đổi trong công tác kế hoạch công nghiệp tại Việt Nam

1.1Giai đoạn kế hoạch hoá tập trung (từ năm 1955 đến năm 1975)

năm 1975)

Đây là giai đoạn đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc sau hoà bình tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hộị Miền Nam tiếp tục

công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong giai đoạn này Việt Nam áp dụng phương thức kế hoạch hoá trực tiếp theo mô hình của Liên Xô với các đặc điểm sau:

(i) Kế hoạch hoá phân bổ các nguồn lực cho các mục tiêu đối với 2 thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể. (ii) Hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước mang tính bắt

buộc, nhiều chỉ tiêu hiện vật và cân đối khép kín trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ; nhà nước bao cấp cả đầu vào lẫn đầu ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

(iii) Nhà nước quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế bằng việc đưa ra những quyết định từ Trung ương. Các mục tiêu cụ thể được định trước bởi các nhà kế hoạch. Nguồn lực (vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm) được phân phối đồng đều theo các tiêu chuẩn định mức ít thay đổị

(iv) Quá trình xây dựng kế hoạch theo phương thức hai lên ba xuống.

(v) Cơ quan trực tiếp quản lý công tác kế hoạch cao nhất trong thời kỳ này là Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, với chức năng tổng hợp nội dung chính của kế hoạch các ngành, các địa phương, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế chiến lược, các chỉ tiêu chủ yếu, các công trình và sản phẩm quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các Bộ, Tổng cục, với chức năng là Bộ chủ quản, tổ chức việc xây dựng kế hoạch của Bộ mình sau khi phân giao số kiểm tra cho các đơn vị cơ sở. Các tỉnh, thành phố có trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch của tỉnh, thành phố.

Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã thể hiện được vai trò quyền lực của nhà nước và tính pháp lệnh của các chỉ tiêu kế hoạch, bảo đảm những cân đối cơ bản nhất cho nền kinh tế, những sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ yếu; những mục tiêu cụ thể do Chính phủ đề ra mà trọng tâm là thực hiện thành công sự nghiệp khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế của miền Bắc XHCN, chi viện cho miền Nam thực hiện công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, từ năm 1975 tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thay đổi, công tác kế hoạch hoá theo nội dung và phương pháp cũ đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Những bất cập đó bao gồm:

(i) Hệ thống nhiều chỉ tiêu hiện vật cứng nhắc đã làm thui chột tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp. Các xí nghiệp hoạt động cầm chừng, thụ động, ỷ lại, không thực hiện được vai trò là cở sở và động lực phát triển kinh tế.

(ii) Các kế hoạch thường bị chi phối bởi mong muốn chủ quan của các cấp lãnh đạo và người xây dựng kế hoạch.

(iii) Thiếu các căn cứ và cơ sở khoa học như các dự báo phát triển, các quy hoạch tổng thể cũng như các mô hình cân đối liên ngành.

(iv) Các quy luật khách quan hầu như không được nhận thức và vận dụng đầy đủ.

Hình 2-1. Quá trình xây dựng và xét duyệt kế hoạch

Chính từ những hạn chế này và từ yêu cầu của sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế đã xuất hiện những đổi mới ban đầu trong công tác kế hoạch hoá từ sau khi đất nước hoàn toàn độc lập và vào những năm đầu thập niên 1980.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 31 - 34)