Địa điểm: DIP, Bangkok
Thời gian: 9:00, 1 tháng 3, 2005
Đại diện của DIP:
Ông Prapat Vanapitaksa, Phó Vụ trưởng
Ông Saneh Niyomthai, Giám đốc, Phòng hỗ trợ phát triển công nghiệp
Bà Chudatip Ritruechai, Chuyên viên kỹ thuật công nghiệp
Bài trình bày:
ã Cơ hội đầu tư ở Thái Lan
Những vấn đề nổi bật:
DIP trình bày cơ cấu tổ chức của Bộ công nghiệp. DIP tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp địa phương. DIP xác định các khó khăn, trở ngại, cơ hội và những vấn đề cần quan tâm đối với khu vực SMEs, đồng thời hỗ trợ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển các SMEs. DIP cũng có một trung tâm đào tạo kỹ thuật trên phạm vi quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển SMEs. DIP cũng hỗ trợ thành lập một mạng lưới cung cấp dịch vụ. Tổ chức này đang nỗ lực trở thành tổ chức tư vấn cho cả các doanh nghiệp cũ và mới trong việc trao đổi các ý kiến về các ứng dụng thực tế.
Trong ngành công nghiệp ôtô, sản xuất phụ tùng đang là mục tiêu hướng tớị Hiện tại, Thái Lan đang xuất khẩu rất ít và nhập khẩu ngày càng nhiềụ Để cải thiện tình hình này, kế hoạch 5 năm bao gồm cả những chiến lược chế tạo khuôn mẫụ
Trong lĩnh vực điện tử, Thái Lan đóng vai trò bị động với các hợp đồng phụ. Chính phủ hi vọng sẽ cải thiện được năng lực của Thái Lan thông qua việc thực hiện các nghiên cứu triển khai và sản xuất ra các sản phẩm mang tính nội địa caọ Chính phủ hỗ trợ bằng các chính sách xuất khẩu và marketing, chuỗi cung cấp, kết hợp cung cầu, hình thành hệ thống “đào tạo nhà máy” (các công ty nước ngoài sẽ đào tạo cho các công ty nhỏ trong nước), hình thành mạng lưới
nhà máy và cụm công nghiệp, các chuyến tham quan nước ngoài, ưu đãi về thuế v.v...
Để thực hiện các mục tiêu này, DIP đã tiến hành:
ã Làm việc với các doanh nghiệp tư nhân để tìm ra những hỗ trợ công nghiệp cần thiết.
ã Thông qua các ủy ban của chính phủ, tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách. Đánh giá định kỳ việc thực hiện các chiến lược ngành và đề xuất thường xuyên các công cụ chính sách.
ã Cung cấp các khóa tập huấn cho SMEs với sự trợ giúp của Viện công nghệ Đức cũng như các công ty Nhật Bản; thành lập trung tâm thử nghiệm các nghiên cứu và triển khai, các chuyển giao công nghệ cho SMẸ
Danh sách các ngành công nghiệp mũi nhọn của DIP bao gồm: (i) nông nghiệp (như gạo, cao su v.v...), (ii) công nghiệp ôtô/xe máy, (iii) thời trang (may mặc, dệt, trang sức v.v...), (iv) chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ v.v... và (iv) du lịch.