Ủy ban kế hoạch kinh tế, Văn phòng Thủ tướng

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 127 - 130)

Địa điểm: Phòng công nghiệp và dịch vụ, ủy ban kế hoạch kinh tế, Putrajaya

Thời gian: 9:30, ngày 11 tháng 1 năm 2006

Các thành viên tham gia từ phía EPU:

Bà Layla Wathiqah Judin, Giám đốc hành chính, Ban công nghiệp và dịch vụ kinh tế

Ông Nirwan Noh, Trợ lý giám đốc hành chính, Ban công nghiệp và dịch vụ kinh tế

Ông Asdirhyme Abdul Rasib, Trợ lý giám đốc hành chính, Ban công nghiệp và dịch vụ kinh tế

Báo cáo:

Chính sách công nghiệp: Kinh nghiệm của Malaysia

Về EPU:

ủy ban kế hoạch kinh tế (EPU) thuộc Văn phòng Thủ Tướng là cơ quan kế hoạch trung tâm có trách nhiệm hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu quan trọng nhất là sự thống nhất đất nước. Các hoạt động kế hoạch được EPU cùng với các cơ quan trung ương khác soạn thảo kế hoạch, trong khi đó việc thực hiện huy động cả đơn vị phối hợp thực hiện và các thành viên của các tổ chức có liên quan. Kế hoạch hóa ở Malaysia là quá trình hai

chiều tương tác lẫn nhau giữa EPU và liên kết các bộ và các cơ quan được thể hiện ở hình saụ Quá trình từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên bảo đảm cho các chính sách và các chiến lược phù hợp lẫn nhau và lợi ích phát triển ở cấp dưới (địa phương) được lồng ghép đầy đủ vào lợi ích phát triển quốc giạ

Những điểm nổi bật:

Các văn bản chính bao gồm Tầm nhìn 2020 đưa ra các quan điểm chính trong dài hạn, Các kế hoạch triển vọng chính (OPP), các Kế hoạch 5 năm (hiện nay đang xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 9) và các ngân sách hàng năm. Các kế hoạch của Malaysia do EPU xây dựng, trong khi Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp do MITI xây dựng.

OPP là kế hoạch tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các chỉ tiêu như GDP, sự liên kết giữa khu vực, đóng góp của các khu vực, kế hoạch việc làm, phân phối lại lợi ích kinh tế và phát triển xã hộị Kế hoạch 5 năm là kế hoạch đầu tư để thực hiện các mục tiêu của OPP. Kế hoạch tác nghiệp hàng năm là những kế hoạch hành động về vật chất và tài chính để thực hiện kế hoạch 5 năm.

Kế hoạch tổng thể công nghiệp lần thứ 2 - IMP2 (1996-2005) tập trung vào phát triển cụm công nghiệp và định hướng “sản xuất + +”. Sau đó tập trung vào phối kết hợp trong điều hành sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và củng cố chặt chẽ các mối liên kết. Các ngành công nghiệp định hướng theo cách tiếp cận này bao gồm điện và điện tử, dệt may, hóa chất, ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên, công nghiệp chế biến thực phẩm và nông sản, công nghiệp vật liệu và vật liệu mới, giao thông vận tải và máy móc thiết bị.

Kế hoạch tổng thể công nghiệp lần thứ 3 - IMP3 (2006-2020) sẽ tập trung vào các ngành dịch vụ và hình thành các liên kết giữa các cụm công nghiệp. Mặc dù IMP2 chưa được đánh giá tổng quát, IMP3 sẽ được đánh giá tổng quát 5 năm 1 lần. Chính phủ Malaysia nhấn mạnh đánh giá theo các dự án để đảm bảo các chính sách thực hiện song song với các mục tiêu cũng như các chiến lược phát triển trong chính sách phát triển quốc gia và kế hoạch 5 năm. Điều này sẽ giúp chính phủ nhận biết được các sai sót và chậm trễ trong việc thực thi các chương trình, dự án và các giải pháp thích hợp, đồng thời tiết kiệm được chi phí.

ýtưởng ban đầu cho IMP2 do một nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu kinh tế Malaysia đưa rạ Tuy nhiên không có ý tưởng này trong IMP3.

Nhóm khảo sát đặt câu hỏi, liệu IMP2 có tiến hành chọn lọc không vì 8 cụm công nghiệp được liệt kê bao gồm hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp chủ đạo của Malaysiạ Tại Việt Nam phân bổ

dàn trải nhưng rất hạn hẹp các nguồn lực công giữa các ngành là vấn đề cần tính toán. EPU cho rằng, các cụm công nghiệp là của tư nhân do vậy việc đầu tư của khu vực công là không cần thiết. Vì vậy các định hướng sẽ không tạo áp lực về mặt kinh phí.

EPU nhấn mạnh Malaysia không có sự đi tắt trong quá trình phát triển. Đoàn khảo sát đề nghị làm rõ khái niệm này vì Việt Nam luôn theo đuổi ý tưởng đi tắt, đón đầu công nghiệp hoá. EPU cho rằng trong một xã hội đa sắc tộc việc xây dựng chính sách cần hết sức thận trọng, và tăng cường tự do hoá kinh doanh không cân nhắc các vấn đề xã hội là điều không thể chấp nhận.

Theo tầm nhìn 2020 có 9 thách thức đối với quốc gia như thống nhất đất nước, hoàn thiện xã hội dân chủ, xã hội đạo đức và xã hội thịnh vượng. Tầm nhìn 2020 bao gồm chỉ các mục tiêu định tính không có các mục tiêu định lượng. Để đạt được tầm nhìn 2020 các văn bản chính sách nêu trên cần vạch ra các mục tiêu cụ thể và có các điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 127 - 130)