Hội thảo đặc biệt của VDF tại Tokyo

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 147 - 149)

Địa điểm: GRIPS, Tokyo

Thời gian: 9:30 - 11:30, ngày 30 tháng 5 năm 2005

Người trình bày:

Ông Lê Văn Được (Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch, Bộ Công nghiệp) Ông Cao Xuân Thành (Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch, Bộ Công nghiệp)

Những người tham dự:

Kenichi Ohno (GRIPS/VDF), Yoshiaki Ueda (Trường Khoa học Marketing và Phân phối), Nozomu Kawabata (Đại học Tohoku), Tadashi Kikuchi (Đại học Keio), Yuji Sasaoka (GRIPS), Shuji Isone (Tài chính Carbon Nhật Bản), Fan Xiaoju (Đại học Waseda) Nguyễn Thị Xuân Thuý (GRIPS/Bộ Công nghiệp), Azko Hayashida (GRIPS)

Tài liệu đã phát:

ã “Hội thảo về chiến lược và việc hoạch định chính sách công nghiệp của Việt Nam, do cán bộ MOI trình bày tại GRIPS” (Tài liệu phát)

ã Bộ Công nghiệp Việt Nam, “Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (powerpoint)

Những điểm nổi bật:

Ông được trình bày mục đích chung của chuyến khảo sát và những điều mà đoàn khảo sát muốn học từ Nhật Bản. Sử dụng bài trình chiếu, TS. Thành trình bày các thành quả và việc chuyển đổi cơ cấu của ngành công nghiệp Việt Nam. Các vấn đề về tầm nhìn chiến lược, mục tiêu và định hướng đến năm 2020 được trình bày và thảo luận.

Một người tham gia hỏi về các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Bộ Công nghiệp giải thích rằng có 3 nhóm ngành công nghiệp: (i) các ngành đã có khả năng cạnh tranh và có thể dẫn dắt nền kinh tế trong vòng 5 năm tới (may mặc, da giày, chế biến thực phẩm, v.v...); (ii) các ngành công nghiệp cơ bản (năng lượng, dầu khí, nguyên vật liệu công nghiệp, v.v...); và (iii) các ngành công nghiệp mũi nhọn (điện tử, điện v.v...).

Một người tham gia khác nêu ra vấn đề về việc thiếu hụt năng lượng ở miền Bắc Việt Nam. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì nó sẽ là một tín hiệu tiêu cực đối với các nhà đầu tư. Bộ Công nghiệp giải thích rằng để có được năng lượng cần các khoản đầu tư lớn và chính phủ đang cố gắng tìm kiếm các nguồn tài chính cho lĩnh vực nàỵ Theo lộ trình của ngành năng lượng, khu vực công sẽ chỉ chịu trách nhiệm vấn đề truyền tải điện còn các chức năng khác sẽ được tư

nhân hoá trong tương laị

G.S Ohno nêu lên 4 vấn đề về chỉ tiêu định lượng. Thứ nhất là phạm vi của chỉ tiêu định lượng (chỉ tiêu chi tiết cho mỗi ngành, mỗi sản phẩm, hay chỉ tăng trưởng và xuất khẩu chung?). Hai là điều gì sẽ xảy ra nếu không đạt được chỉ tiêủ Theo GS. Ohno, việc không đạt được chỉ tiêu cần được nghiên cứu để có những cải thiện về chính sách trong tương lai hơn là đạt được bằng mọi giá. Cơ cấu chỉ tiêu nên có nhiều tầng lớp từ một vài chỉ tiêu vĩ mô thiết yếu đến các tiêu chí ngành và dự báo sản phẩm theo ngành. Mỗi loại chỉ tiêu cần được xem xét khác nhaụ Thứ ba là dường như đang có vấn đề về phân loại (chẳng hạn, dầu thô và khai khoáng không nên đặt trong mục “công nghiệp”). Thứ tư là liệu Việt Nam có thực sự cần kế hoạch 5 năm nữa không sau năm 2010?

Phía Bộ Công nghiệp đưa ra câu hỏi liệu các chỉ tiêu định lượng có phụ thuộc vào trình độ phát triển hay không? Bộ Công nghiệp cũng lưu ý rằng trong quá khứ, các chỉ tiêu được coi là mệnh lệnh đối với các doanh nghiệp nhà nước song hiện tại đang chuyển sang thành những gợi ý. Kế hoạch 5 năm cũng chuyển từ chỉ tiêu cứng nhắc sang định hướng. Có ý kiến cho rằng chỉ tiêu về cung ứng và việc dự

báo nhu cầu vẫn cần thiết đối với các ngành nguyên vật liệu như

thép, năng lượng. Một người tham gia đưa ra vấn đề là các nước tư

bản chỉ sử dụng các chính sách vĩ mô (tài chính và tiền tệ) để tác động gián tiếp tới các ngành công nghiệp. Những ý kiến khác nhấn mạnh sự khác nhau giữa các chỉ tiêu mệnh lệnh từ trên xuống và từ dưới lên, và các chỉ tiêu khác như năng suất.

Tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đã được thảo luận. Việt Nam đang trong quá trình thử nghiệm việc chuyển đổi các tổng công ty 90 thành công ty cổ phần. Nếu thành công, một số tổng công ty 90 và thậm chí cả các tổng công ty 91 sẽ tiếp tục được chuyển đổi trong tương laị Bộ Công nghiệp cũng đang cố gắng chuyển Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và Tổng công ty dệt may thành các tập đoàn doanh nghiệp.

Các vấn đề khác bao gồm (i) mức độ quan tâm về môi trường trong chiến lược công nghiệp; (ii) cách thức đương đầu với sự biến động giá cả quốc tế; và (iii) so sánh với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc.

Sau hội thảo, đoàn đại biểu Bộ Công nghiệp đã gặp Ngài Chủ tịch của GRIPS là Toru Yoshimurạ

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 147 - 149)