Trường Đại học Thammasat

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 105 - 107)

Địa điểm: Khoa Kinh tế học, Trường đại học Thammasat, Bangkok

Thời gian: 9:00, ngày 3 tháng 3, 2005

Đại diện của Thammasat:

Giáo sư Somsak Tambunlerchai Giáo sư Thamavit Terdudomtham Tiến sỹ Kriengkrai Techakanont

Tài liệu nhận được:

ã “Lịch sử phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ: triển vọng của Thái Lan” Kriengkrai Techakanont, Thamavit Terdudomtham, Đại học Obirin, tháng 3, 2004, bản saọ

Những vấn đề nổi bật:

Đoàn đại biểu Việt nam đã đưa ra một số câu hỏi về việc thực hiện chính sách nội địa hóa trong quá khứ cũng như những kinh nghiệm của Thái Lan trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thông qua các công cụ chính sách.

ã Trong thời gian qua, chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách nội địa hóa mạnh dạn dựa trên hệ thống chấm điểm. Mỗi một phần sẽ có một trọng số riêng và tổng sổ điểm ở một mức nhất định (lớn hơn 100) được dự kiến đối với ngành công nghiệp xe khách và xe tảị Các nhà sản xuất bắt buộc phải đạt được những mức này nếu không sẽ phải đối mặt với chính sách thuế nhập khẩu phụ tùng rất caọ Mặc dù mức trọng số thường xuyên được đàm phán giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhưng có thể nói rằng chính sách này tỏ ra ưu đãi hơn các ngành công nghiệp phụ trợ đặc biệt là thép, cao su, và linh kiện nhựạ Việc dịch chuyển các công ty Nhật Bản sang Thái Lan được khuyến khích vì đồng Yên lên giá sau khi Hiệp định Plaza được ký kết năm 1985.

ã Chính sách nội địa hóa được áp dụng một cách vội vàng và hấp tấp có thể sẽ dẫn đến nhiều sai lệch và không hiệu quả. Ví dụ, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng bổ sung thêm một vài chi tiết không cần thiết vào một động cơ nhập khẩu và biến nó thành sản phẩm “sản xuất trong nước”. Hoặc họ có thể hợp tác với một nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài một cách nhanh gọn thay vì việc tìm kiếm và xây dựng một nhà sản xuất trong nước trong một thời gian dàị ởThái Lan, việc đàm phán và thương thuyết giữa các nhà sản xuất và chính phủ đã tạo nên những tỷ lệ nội địa hóa phù hợp, do vậy, tất cả các nhà sản xuất đều có thể thỏa mãn các điều kiện về nội địa hóa mà không có một ngoại lệ nàọ

ã Năm 2000, Chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ các yêu cầu về nội địa hóa, thực thi cơ chế chính sách tự do hơn do việc gia nhập WTỌ Chính phủ Thái Lan đã giúp đỡ các nhà sản xuất trong nước giảm chi phí và mua sắm công nghệ. Đồng thời, Chính

phủ cũng xem xét lại cơ cấu chính sách thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thô nhằm tiết giảm chi phí...

ã Khác với Malaysia, Thái Lan không có một chiến lược sản xuất ôtô mang tính quốc giạ Kết quả là, tất cả các nhà đầu tư

đều được đối xử bình đẳng. Đây là một nhân tố quan trọng để thu hút các nhà sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô đầu tư vào Thái Lan.

ã Tuy nhiên, năng lực sản xuất và công nghệ trong nước hiện vẫn ở mức thấp. Sự phụ thuộc vào công nghệ và quản lý của nước ngoài vẫn cao thậm chí sau 40 năm phát triển công nghiệp. Chính phủ đã không thành công trong việc nâng cao chất lượng của các ngành công nghiệp phụ trợ của Thái Lan. Chính vì thế, việc cải thiện năng lực trong nước cũng như khuyến khích các công ty nước ngoài mua sắm tại thị trường nội địa cần được thực hiện đồng thờị Chính phủ Thái Lan đã không thực hiện được điều nàỵ Chính phủ hỗ trợ các SME và phát triển nguồn nhân lực nhưng các chính sách này không mấy hiệu quả. Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực nàỵ

ã Chiến lược tổng thể phát triển ngành công nghiệp ôtô/ xe máy mới chỉ mang tính hướng chung. Những công việc thực hiện cụ thể là quá trình liên tục và hợp tác giữa các nhà sản xuất và các cơ quan hữu quan của chính phủ.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)