Trung tâm Phát triển Kỹ năng Penang (PSDC)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 141 - 144)

Địa điểm: PSDC, Penang

Thời gian: 9:30, ngày 13 tháng 1 năm 2006

Thành phần tham gia phía PSDC:

Tiến sĩ Ng Chern Hsoon, Tổng giám đốc phụ trách giáo dục và phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tài liệu đã nhận:

Tập gấp giới thiệu của PSDC

Về PSDC:

Trung tâm phát triển kỹ năng Penang là nỗ lực hợp tác duy nhất giữa Chính phủ, các học viện và các ngành sản xuất. Mặc dù được thành lập bởi chính quyền địa phương thông qua tập đoàn Phát triển Penang với sự giúp đỡ bởi các học viện, nhưng việc quản lý và phụ trách hành chính đều do các doanh nghiệp tự quản lý. PSDC tiếp nhận các thành viên từ các doanh nghiệp sản xuất. Những thành công to lớn có được của PSDC từ năm 1989 có sự đóng góp rất lớn

từ các thành viên, những doanh nghiệp nằm trong số các tập đoàn lớn trên thế giớị PSDC hoạt động với tư cách là một đơn vị xã hội phi lợi nhuận và hiện đã có 113 công ty thành viên, với hơn 100.000 công nhân. Các chức năng của PSDC là:

ã Cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo hiệu quả đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động hiện tại và tương laị

ã Thiết lập các mối quan hệ hợp tác chiến lược với các trường đại học trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo và các tổ chức để cung cấp và phối hợp các chương trình đào tạo liên quan để nâng cao chất lượng học viên.

ã Hỗ trợ các sáng kiến về Phát triển nguồn nhân lực (HRD) đối với cả cấp bang và cấp chính quyền trung ương.

ã Thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương là các nhà cung cấp toàn cầu, các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ.

ã Chia sẻ sở hữu trí tuệ của PSDC về tính cạnh tranh và kinh nghiệm của Penang và Malaysiạ

ã Phát triển các chương trình và khóa đào tạo của PSDC.

ã Tạo thu nhập để đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của PSDC và hỗ trợ quá trình nâng cao năng lực con người của Malaysiạ

Những điểm nổi bật:

Theo tiến sĩ Ng Chern Hsoon, có 3 nhân tố thành công cơ bản của PSDC là:

Thứ nhất, một chính phủ thân thiện với doanh nghiệp với nhiều sáng kiến trong phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ Malaysia thành lập quỹ Phát triển nguồn nhân lực, quĩ này được đóng góp bởi các doanh nghiệp sản xuất thu hút từ 50 nhân công trở lên, với tỷ lệ bắt buộc 1% tổng số tiền trả cho nhân viên. Các doanh nghiệp này cũng có thể đòi lại 1 tỷ lệ nhất định từ khoản đóng góp này cho mục đích đào tạo của chính họ. Từ năm 1989, tổng mức đóng góp của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các khóa đào tạo, trang thiết bị và hỗ trợ tiền mặt đã đạt hơn 7 triệu RM. Chính quyền liên bang cũng đã đầu tư hơn 17 triệu RM và bang Penang đóng góp 5,8 triệu RM.

Từ khi có sự hình thành của PSDC, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền bang, liên bang và các doanh nghiệp, các nhà khoa học đã giúp PSDC đạt được các kết quả quan trọng sau đây:

ã Sự đóng góp của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các đầu vào cho quá trình đào tạo cùng với các cam kết của chính quyền bang, liên bang và các nhà khoa học.

ã Sự thừa nhận của chính quyền bang như một phương tiện để hiện thực sự phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

ã Sự thừa nhận của chính quyền liên bang và đặc biệt là cựu thủ tướng Malaysia, TS. Mahathir, rằng PSDC là một điển hình tốt về sự kết hợp chặt chẽ Malaysia trong công việc.

ã Các ủng hộ về trang thiết bị, chương trình đào tạo và các quĩ của các nhà cung cấp thiết bị, các tổ chức đào tạo tư nhân và các công ty đa quốc giạ

ã “Anugerah Menteri Sumber Manusia 2000: Training Provide Category”, một giải thưởng của Bộ trưởng nguồn Nhân lực trao cho PSDC vì sự đóng góp của Trung tâm này cho sự phát triển lực lượng lao động.

Thứ hai, văn hóa của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên. PSDC được điều hành bởi Hội đồng Quản lý bao gồm 11 thành viên qua bầu cử, 4 thành viên thường trực chỉ định và 7 thành viên trong hội đồng cũ. Các thành viên thường trực thường là các CEO hoặc những người giữ các vị trí quan trọng của công ty sáng lập viên hoặc các công ty chủ chốt. Bên cạnh đó mỗi một đối tác khác cũng có một đại diện, bao gồm đại diện của chính quyền bang Penang, Tập đoàn Phát triển Penang (PDC), Trường Đại học Sain Malaysia (USM), Sirim Berhad (trước đây là Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và công nghiệp Malaysia), Văn phòng phát triển vùng Penang (PERDA), Bộ phát triển Doanh nghiệp (KPU), và Tập đoàn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMIDEC). Các đại diện này là các thành viên thường trực của Hội đồng Quản lý, thực hiện chức năng tư vấn cho Hội đồng Quản lý trong tất cả các vấn đề liên quan đến chính sách của Chính phủ.

Để liên kết các doanh nghiệp địa phương với các công ty đa quốc gia (MNCs), PSDC thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi để giúp các nhà lãnh đạo của các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp địa phương chia sẻ ý kiến và trao đổi quan điểm với nhaụ Việc này giúp cho các doanh nghiệp địa phương gia nhập mạng lưới cung cấp cho các MNCs. PSDC cũng duy trì một cơ sở dữ liệu về công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo ở PSDC. Các hội chợ việc làm cũng được tổ chức hàng năm để giúp học viên tìm được việc làm phù hợp.

Thứ ba, các thành viên chính, năng lực mạnh sẵn sàng đóng góp thời gian và hiểu biết cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Ban đầu PSDC được thành lập khi các lãnh đạo của Motorola, Intel và Hewlett-Packard lập ra ủy ban điều hành để xây dựng một trung tâm kỹ năng. Các nhà sản xuất ở Penang thực sự quan tâm đến PSDC trong giai đoạn ban đầu phát triển và ủng hộ thông qua các đóng góp về trang thiết bị, phương tiện, phần mềm cho giảng dạỵ Tập đoàn Phát triển Penang (PDC), với tư cách là người anh lớn, cũng tham gia với vai trò hỗ trợ các khoản vay cho các thành viên của PSDC. Các nhà đầu tư và các MNC rất tin tưởng vào chính sách ổn định của Malaysia đã qua trải nghiệm hơn 3 thập kỷ vừa quạ Điều này lý giải vì sao họ đã sẵn sàng đầu tư vào đào tạo kỹ thuật cho lực lượng lao động.

Đề cập đến tương lai phát triển, PSDC đang tìm kiếm một đối tác chiến lược với các trường kỹ thuật ở các nước phát triển. Điều này sẽ giúp cho PSDC có thể nâng trình độ đào tạo với các bằng cấp cao hơn và tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong số các trung tâm đào tạo hàng đầu ở Malaysia và các nước láng giềng.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 141 - 144)