nghiệp (RIETI)
Địa điểm:Trụ sở METI, Tokyo
Thời gian: 9:30-11:00, ngày 2 tháng 6 năm 2005
Thành viên phía RIETI:
Ông Susumu Sanbonmatsu (Nghiên cứu viên Cao cấp)
Thành viên trong đoàn:
Ông Được, Ông Thành, GS.Ohno, Ông Hoàng, và Ông Mori
Các tài liệu nhận được:
ã Một bản ghi lại thông tin “Kế hoạch nghiên cứu về quản trị và cải tiến của các doanh nghiệp Nhật Bản trên toàn cầu” (tiếng Nhật).
ã Susumu Sanbonmatsu, “Innovation and organizational and management reform: the case of the electrical industries,” RIETI Discussion Paper Series 05-J-003 (Tháng 3/2005, tiếng Nhật).
Những điểm nổi bật:
Ông Sanbonmatsu trình bày cách tiếp cận tổng thể trong nghiên cứu của mình. Mỗi tập đoàn đa quốc gia đều có chiến lược riêng nhằm đáp ứng được những thay đổi của môi trường kinh doanh. Cách thức kinh doanh do thị trường, dòng sản phẩm và vị thế trong chuỗi giá trị quyết định. Để thực hiện cách thức kinh doanh đã chọn, mỗi tập đoàn đa quốc gia xác định cách thức quản trị, quá trình vận hành và tổ chức thiết kế, và thể nghiệm năng lực tổ chức.
Đối với tính cạnh tranh động, hai chuỗi mang tính chất toàn cầu-
chuỗi cải tiến toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu-đóng vai trò hết sức quan trọng. Để có thể liên tục đưa ra những sản phẩm mới, các tập đoàn đa quốc gia luôn phải có kế hoạch và tiên phong đầu tư vào từng thị trường. Đối với các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, cấu trúc kinh doanh dạng tích hợp được thực hiện trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm, và dạng mô-đun được thực hiện trong giai đoạn khuyếch trương sản phẩm. Cách thức sản xuất nền tảng được giữ
nguyên, nhưng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường của các nước. Để sản xuất hiệu quả, các tập đoàn đa quốc gia phải phân bổ sản xuất một cách hợp lý theo nhiều cách khác nhau ở các nước nhằm giảm bớt hàng tồn kho, giảm chi phí nhân công, tăng chất lượng và tốc độ sản xuất. Sự lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp (chuẩn mực chung trong doanh nghiệp) có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu một tập đoàn đa quốc gia có sự lãnh đạo tốt và tinh thần doanh nghiệp hướng đến sự cải tiến thì tập đoàn đó có thể sắp xếp lại nguồn lực quản trị, thiết kế lại cơ cấu và quyền lực tổ chức, và có thể thay đổi nguyên tắc phân bổ nguồn lực.
Phía Bộ Công nghiệp muốn biết xem các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để gia nhập vào những chuỗi nàỵ Ông Sanbonmatsu cho rằng, chiến lược phụ thuộc vào việc sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu hay phục vụ thị trường nội địạ Cụm sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, và chính sách đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực có thể thúc đẩy việc hình thành cụm công nghiệp. Việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu vào thời điểm nào và như thế nào còn tùy vào từng ngành. Với ngành ôtô, các tập đoàn đa quốc gia đã mở rộng dây chuyền sản xuất trên toàn thế giới nên câu hỏi đặt ra là làm thế nào để gia nhập vào dây chuyền đó. Với ngành điện tử, những kỹ năng cần thiết và công nghệ là các nhân tố then chốt. Với ngành phần mềm, nguồn nhân lực lại rất quan trọng. Trong mọi trường hợp, để gia nhập vào chuỗi mang tính toàn cầu thì một mạng lưới thông tin điện tử có hiệu quả là hết sức cần thiết.