Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 121 - 124)

Địa điểm: Tổ chức ngoại thương Nhật Bản tại Kuala Lumpur

Thời gian: 9:30, 9 tháng 1 năm 2006

Thành phần tham dự từ phía JETRO Kuala Lumpur:

Ông Tsuneo Tanaka, Giám đốc điều hành Bà Ayako Hashimoto, Giám đốc

Báo cáo:

Tổng quan về phát triển kinh tế Malaysia (bằng miệng) Kinh tế Malaysia, JETRO Kuala Lumpur (bản in)

Những điểm nổi bật:

Malaysia nhìn chung được coi là một nước thành công nhất, không kể đến các quốc gia phương tây, đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế hiện đại khá ngoạn mục trong thế kỷ quạ Malaysia đạt được tốc độ công nghiệp hóa rất nhanh trong 3 thập kỷ qua, chuyển từ một nền kinh tế phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và sản phẩm nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa trên công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Công nghiệp điện và điện tử (E&E) là ngành kinh tế lớn nhất, tiếp đến là ngành hóa và hóa chất, các thiết bị đo lường và thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học. Malaysia hiện đang nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình cao theo phân loại các nước theo thu nhập của Ngân hàng thế giới với thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là 4.800 USD. Đây là nước giàu thứ ba trong khu vực ASEAN sau Singapore và Bruneị Trong 3 thập niên qua chính sách kinh tế Malaysia trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1957 - 1969: Phát triển nông nghiệp và thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn này Chính phủ Malaysia hướng các nguồn lực phục vụ lợi ích của khu vực nông thôn Malaysia, như đầu tư vào các trường học ở nông thôn, đường nông thôn, các bệnh viện và các dự án thủy lợị Hơn nữa chính nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, để tránh cho đất nước phụ thuộc vào sự biến động của giá cả quốc tế. Một số cơ quan được thành lập để giúp các các nhà sản xuất nhỏ cải tiến sản xuất và gia tăng thu nhập. Bên cạnh đó Chính phủ còn đưa ra các ưu đãi và lãi suất cho vay thấp để giúp người Malay khởi sự kinh doanh. Vì những ưu đãi này là dành cho các công ty Malay nên nhiều doanh nghiệp của người Hoa đã Malaysia hoá đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp của họ nhằm hưởng ưu đãị Tất cả những nỗ lực này của Chính Phủ là nhằm giảm sự chênh lệch về mức sống giữa cộng đồng người Hoa và người Malay, mặc dù vẫn nhiều ý kiến cho rằng chênh lệch này vẫn sẽ luôn luôn tồn tại dưới áp lực của thương mại quốc tế.

Giai đoạn 1970 - 1990: Công nghiệp hóa và Chính sách kinh tế mới. Chính sách kinh tế mới được hình thành vào năm 1970 sau những cuộc bạo loạn trong năm 1969 chống lại sự thống trị về mặt kinh tế của nhóm thiểu số doanh nhân gốc Hoạ Chính phủ cam kết sẽ hạn chế tự do hoá thị trường bằng chính sách Bumiputra với mục đích bảo vệ cộng đồng người Malay theo đạo hồi khỏi sự cạnh tranh kinh tế trong nước từ phía các nhóm cộng đồng khác và các nhà đầu tư

nước ngoàị Chính sách kinh tế mới chú trọng vào giảm nghèo đói và chênh lệch kinh tế giữa các nhóm dân tộc thiểu số, nhưng đồng thời chính sách này cũng tạo ra một tầng lớp người Malay sống bằng tiền lợi tức và tin tưởng vào chính quyền.

Chính sách kinh tế mới nỗ lực cải cách cơ cấu kinh tế của Malaysia trong khoảng hai thập niên 1970 - 1990 với các mục tiêu sau:

ã Sự phân phối lại tài sản doanh nghiệp sao cho tỷ trọng của Bumiputra tăng lên và sự thống trị của người Malay gốc Hoa giảm xuống. Về vấn đề việc làm, đối với người Bumiputra, tỷ

lệ có việc làm sẽ được tăng lên sao cho phản ánh chính xác hơn cơ cấu các cộng đồng dân tộc trong tổng dân số Malaysiạ

ã Giữ vững đoàn kết dân tộc thông qua việc sửa đổi hiến pháp cấm tranh luận, thậm chí là cả trong quốc hội về một số vấn đề “nhạy cảm” nhất định, bao gồm cả vị trí đặc biệt của người Malay và các nhóm thiểu số Borneọ Sự sửa đổi hiến pháp đòi hỏi tất cả các thành viên của Chính Phủ dùng tiếng Bahasa Malay như là ngôn ngữ chính thức. Rất nhiều người không phải người Malay phản đối cách tiếp cận nàỵ

ã Cải thiện điều kiện kinh tế cho người Malaỵ

ã Giảm nghèo đóị Chính phủ thực hiện một số lượng lớn các chương trình phát triển nông thôn trong giai đoạn nàỵ

Giai đoạn từ năm 1990 và thế kỷ 21: Chính sách phát triển quốc gia. Được bắt đầu từ năm 1991, chính sách phát triển quốc gia năm 2001 tiếp tục tập trung vào việc tạo ra sự giàu có và nhấn mạnh lại việc ưu tiên cho người Malaỵ Điều này làm cải thiện được sự căng thẳng về sắc tộc. Trong khi đó Chính Phủ công bố “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu là đưa Malaysia trở thành một nước phát triển với đời sống nhân dân chất lượng cao trước năm 2020. Malaysia đã phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 - 1998. Trong khi tăng trưởng kinh tế âm vào năm 1998, Malaysia vẫn có thể xác định được những yếu tố nào đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lạị

Theo quan điểm của JETRO Kuala Lumpur yếu tố thành công của Malaysia dựa trên ổn định chính trị và sự chuyển đổi quyền lực trong hòa bình, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như gỗ, cao su và dầu, nhà lãnh đạo TS. Mahathir có uy tín và chính sách minh bạch. Môi trường kinh doanh của Malaysia tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng lân cận. Tham nhũng cũng thấp hơn. Tuy nhiên, với sự nổi lên của Trung Quốc Malaysia đang đối mặt với sự sụt giảm FDI cũng như các công ty đa quốc gia chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Trung Quốc do giá lao động ở Trung quốc rẻ hơn nhiềụ

Không giống như trước đây, các dự án FDI lớn dường như sẽ không đổ vào Malaysia trong tương laị Nhưng Malaysia vẫn còn có khả năng hấp dẫn FDI vào ngành viễn thông, ICT, hóa chất, công nghệ sinh học, và lĩnh vực công nghệ caọ Malaysia cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 4 - 5% năm.

Việc bảo hộ ngành công nghiệp ôtô sẽ giảm dần theo khuôn khổ AFTA trong một vài năm tớị Chính phủ có thể sẽ bỏ bảo hộ đối với Proton. Công ty ôtô quốc gia này vẫn đang có lợi thế vì nắm giữ được thị phần nội địa lớn, tuy nhiên Proton cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh từ những công ty có tên tuổi của nước ngoàị Để thúc đẩy phát triển công nghiệp SMIDEC đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các SME, đặc biệt là các SME của Malaysiạ Hơn nữa, Luật về SME được ban bố năm 2005 thúc đẩy phát triển SMẸ

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 121 - 124)