Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 152 - 155)

Địa điểm:Trụ sở chính của JBIC, Tokyo

Thành viên từ JBIC:

Ông Yasunori Onishi (Vụ trưởng Vụ trợ giúp phát triển, Phòng 2) Ông Takanori Satake (Nhà kinh tế cao cấp, Viện JBIC)

Ông Shinji Kaburagi (Cố vấn, Vụ Tài chính doanh nghiệp) Ông Yoshifumi Omura (Phó Vụ trưởng, Bộ phận 2, Vụ trợ giúp phát triển, Phòng 2)

Thành viên trong đoàn:

Được, Thành, Ohno, Thuý

Tài liệu nhận được:

ã Takanori Satake, “Results of Survey of Overseas Business Operations by Japanese Manufacturing Companies: Vietnam and other Asian countries” (tài liệu chuẩn bị cho cuộc làm việc này).

ã Viện JBIC, “Survey Report on Overseas Business Operations by Japanese Manufacturing Companies”, Summary, Nov. 2004.

ã JBIC, “Development of Vietnam Industry Sector” (tài liệu chuẩn bị cho cuộc làm việc này).

ã Shinji Kaburagi, “Essence to make the best of the comparable competitiveness of the Vietnamese industry” (tài liệu).

Những điểm nổi bật:

Phía JBIC thực hiện ba bài trình bày (i) điều tra của JBIC về các nhà chế tạo Nhật Bản chú ý tới yếu tố Việt Nam (tài liệu - liệt kê ở trên); (ii) cách tiếp cận của JBIC trong trợ giúp ngành công nghiệp Việt Nam; và (iii) tiềm năng của ngành gốm.

TS. Thành hỏi rằng điều tra của JBIC có phân biệt những doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam không bởi vì điều này rất có ích cho các nhà hoạch định chính sách. TS. cũng muốn biết liệu các nhà đầu tư có sẵn lòng đến với Việt Nam hay không khi những yếu kém này được giải quyết. JBIC giải thích rằng rất khó đặt những câu hỏi chi tiết cho từng nước bởi vì bảng hỏi bao gồm nhiều câu hỏi và nhiều nước, và những câu trả lời là từ trụ sở chính. TS cũng hỏi

tại sao Trung Quốc, ấn Độ và Việt Nam lại cùng một nhóm và câu trả lời là đây là những nước mà giới kinh doanh Nhật Bản quan tâm đặc biệt như là những địa điểm tiếp nhận FDI mớị

JBIC lưu ý rằng, không giống như Trung Quốc và Thái Lan, Việt Nam và ấn Độ thu hút nhiều sự chú ý nhưng lại có ít các kế hoạch đầu tư cụ thể. Đây có thể là vấn đề liên quan đến thời gian bởi vì các nhà đầu tư cần thời gian để thu thập thông tin và lên kế hoạch cho các khoản đầu tư vào các địa điểm mớị

Hai bên cũng thảo luận về Chiến lược hỗ trợ của JBIC. Bởi vì khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và khu vực tư nhân vẫn còn nhỏ cho nên khu vực FDI được gợi ý nên được thu hút khối lượng lớn để thực hiện công nghiệp hoá. Tuy nhiên, không có nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam vì còn thiếu các ngành phụ trợ và việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp địa phương nên tham gia vào mạng lưới sản xuất của các doanh nghiệp FDI, từ đó tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Các vấn đề khác được thảo luận bao gồm quy hoạch cho một số ngành công nghiệp chính, Sáng kiến chung Việt - Nhật, và danh mục viện trợ của JBIC.

Ngài Kaburagi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc am hiểu hành vi và nhu cầu của các khách hàng nước ngoàị Sử dụng mẫu bát sứ từ Đà Nẵng làm ví dụ, ngài Kaburagi cho rằng Việt Nam có tiềm năng cao trong lĩnh vực công nghiệp này nếu có được định hướng kinh doanh phù hợp.

GS. Ohno lưu ý việc sử dụng hợp lý các chỉ tiêu định lượng và lựa chọn ngành công nghiệp mũi nhọn là những vấn đề quan trọng ở Việt Nam. Mặc dù các chỉ tiêu định lượng có thể không phù hợp ở các nền kinh tế phát triển song nếu được sử dụng phù hợp thì có thể trở thành một công cụ hữu ích ở quốc gia chuyển đổị Phạm vi và vai trò của các chỉ tiêu này cũng như vấn đề làm thế nào để lựa chọn ngành mũi nhọn là những câu hỏi quan trọng.

Một phần của tài liệu Hoạch định Chính sách Công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản pptx (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)