Sự xuất hiện tự ý thức

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 56 - 58)

VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm

2.Sự xuất hiện tự ý thức

Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện sự tự ý thức (còn gọi là ý thức bản ngã, tức là sự nhận thức về bản thân mình). Các nhà tâm lý học đã chứng minh được rằng tự ý thức

thường xuất hiện lúc trẻ lên 3.

Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh, có những ý muốn riêng có thể hợp hay không hợp với ý muốn của người lớn. Khi bước vào tuổi ấu nhi, trẻchưa tách rời những tình cảm và ý

57

muốn của mình khỏi những hoàn cảnh bên ngoài. Trẻ còn ở trong tình trạng chưa xác định được bản thân

mình. Hành động và vận động của trẻ thường xuyên biến đổi vì thế giới nội tâm còn chưa ổn định. Trẻ chưa hiểu được rằng qua các hoàn cảnh khác nhau và làm những việc khác nhau thì một người trước sau vẫn là người đó. Trẻ bắt chước thái độđối với bản thân mình từthái độ của người khác đối với trẻ. Trẻ nói với mình như là nói với người khác. Sựđồng nhất mình với người khác như vậy thường bộc lộ ra trong lời nói của trẻ, đặc biệt là trong cách xưng hô. Nhiều đứa trẻ tự xưng tên của mình như là người khác gọi. Cháu Hà 24 tháng nói với mẹ "Mẹ bếHà đi chơi". Trẻcũng đã biết xưng hô là con, cháu, em với cha mẹ, ông bà, anh chị, nhưng khi xưng hô trẻ vẫn coi mình như ở ngôi thứ ba. Gần cuối tuổi ấu nhi trẻ mới nhận ra cái "tôi" của mình và do đó khi xưng hô trẻ mới nhận biết được mình là ở ngôi thứ nhất. Nhiều trẻđã

biết xưng là "tôi" khi nói với người khác, nhất là bạn cùng tuổi.

Trong sự hình thành nhân cách, tên gọi có một tầm quan trọng không thể coi nhẹ. Mọi sựgiao lưu với trẻ đều bắt đầu bằng tên gọi. Tên gọi được nhắc đến khi khuyến khích cũng như khi ngăn ngừa trẻ làm một việc gì. Khi trẻ bắt đầu biết nói thì những tiếng đầu tiên là tên gọi của nó và của những người thân. Nhưng chỉ vào tuổi lên 3 trẻ mới nhận ra tên của mình là gắn liền với bản thân mình. Tên gọi giới thiệu trẻnhư là

một người riêng biệt khác với những trẻ cùng tuổi và phân định như là một nhân cách, một cá nhân. Trẻ bắt đầu tự nhận ra mình vào tuổi lên 3 (hoặc tròn hai tuổi). Đầu tiên trẻđểý đến hình dáng bên ngoài của mình rồi sau đó mới đến những ý nghĩ bên trong.

Ý thức về bản thân là nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, do ảnh hưởng của những hoạt động ngày càng mang tính độc lập nhiều hơn của trẻ. Lúc này trẻđã

có khảnăng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật, không cần sựgiúp đỡ của người khác, đã có

thói quen tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản. Kết quả là trẻ bắt đầu hiểu được rằng chính bản

thân mình đã làm được việc này hay việc nọ. Ý thức này bộc lộ ở chỗ trẻ bắt đầu nói đến mình, không phải theo ngôi thứ ba mà theo ngôi thứ nhất "Con đi chơi đây", “Bà lấy bánh cho cháu", "Anh sửa cái ôtô cho em". Bây giờ việc xưng "con", "cháu", "em" tức là "tôi" ở ngôi thứ nhất.

Từ tình trạng hòa nhập mình vào những người khác, trẻ chuyển sang tự khẳng định mình trong thế giới xung quanh. Trên thực tế, trẻđã làm được nhiều điều. Nó đã có thểđi từnơi này sang nơi khác, nắm được khá nhiều phương thức sử dụng đồ vật, tự thỏa mãn được nhiều nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày và chủ động giao lưu với những người xung quanh bằng ngôn ngữ.

Trong thời kỳ này, hoạt động của trẻ không chỉ hướng về thế giới bên ngoài (thế giới đồ vật và những

người xung quanh) mà còn hướng tới bản thân mình, bắt đầu tự nhận thức. Điều đó biểu hiện ở chỗ có nhiều lúc trẻ muốn thử sức với các đồ vật, cố gắng thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý theo dõi

những sựthay đổi mà nó tạo ra ởđó (chẳng hạn trẻ cầm búa đóng đinh, cầm xẻng xúc đầy xô cát, tắt bật

đèn). Chính nhờcác hành động do ý muốn chủ động ấy mà trẻ cảm thấy mình có thểlàm thay đổi các vật

xung quanh. Đồng thời mối quan hệ với những người xung quanh ngày càng được mở rộng hơn nhờ có sự giao lưu bằng ngôn ngữ. Tất cả những thay đổi ấy khiến trẻ lần đầu tiên nhận ra sức mạnh nơi bản thân mình và nhận ra mình là một chủ thể.

Cũng trong thời gian này trẻ tiếp tục tự tìm hiểu cơ thể của mình. Nó quan tâm đến các bộ phận: mắt, mũi,

chân tay... cả những đặc điểm về giới tính. Trẻ tự kéo tai, che mắt, bẻ ngón tay ngón chân, rứt tóc của mình. Nhiều trẻđã làm việc này một cách rất lý thú. Sự quan tâm của trẻđối với bản thân mình rất giống sự quan tâm của nó đối với sự vật bên ngoài. Những hành động tự tìm hiểu như vậy đã mang lại cho trẻ

những tri thức và kinh nghiệm để hình thành nên sự tự ý thức. Ở tuổi lên 2 trẻ thường phát hiện ra mình qua việc tựsoi gương. Có thểcoi đây là một sự kiện quan trọng mà trẻ rất thích thú mỗi khi chúng đứng

58

trước gương. Lúc đó trẻ thường nhìn vào hình ảnh mình trong gương rồi lại nhìn vào chính mình, đôi khi

còn lấy tay sờvào người mình, rồi gọi hình ảnh trong gương bằng tên của mình. Trò chơi với gương có

khi diễn ra hàng tháng. Đến tuổi lên ba thì việc nhận ra mình trong gương đã quá dễ dàng.

Bước cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét đánh giá được mình. Tất nhiên là trẻ nghe theo lời nhận xét của người lớn và sau đó trẻ tự liên hệ mình với các nhân vật trong chuyện mà người lớn đã phân định cho là tốt hay xấu. Người lớn có thể vận dụng sự liên hệ đó để khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình. Mọi việc trẻ làm đều có thểchia thành "ngoan" hay "hư". Trẻ phân biệt được điều này là dựa vào

thái độ của người lớn đối với những việc trẻ làm. Khi trẻ làm một việc gì được người lớn xung quanh tán

thưởng thì trẻ thường làm đi làm lại nhiều lần đểđược khen.

Mong muốn được người lớn khen ngợi đã trở thành một nhu cầu thực sự của trẻ và trẻ cố gắng hết sức để đạt được điều đó. Nhờđó mà trẻ có thể bỏ được tính xấu và học được tính tốt. Tuy nhiên khảnăng tựđiều chỉnh hành vi của trẻ còn rất hạn chế. Trẻ còn rất khó khăn khi phải kiềm chếước muốn của mình và càng

khó khăn hơn khi phải làm một việc mà trẻ không thích thú. Nếu người lớn yêu cầu thì trẻ chỉ làm qua loa cho xong chuyện, không đến nơi đến chốn, thí dụ khi bảo trẻ phải xếp dọn đồ chơi cho vào hộp khi chơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xong thì trẻ cứ tiếp tục chơi, hoặc chỉ ném vài thứ vào hộp rồi bỏ đi. Người lớn phải hết sức kiên trì, nhắc

đi nhắc lại nhiều lần để trẻ phải làm cho xong phần việc được giao.

Đứa trẻđược giáo dục tốt luôn luôn có nguyện vọng trởthành bé ngoan để được người lớn khen. Nhu cầu

đó dẫn đến sự phát triển lòng tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp.

Sự tự ý thức của trẻ còn được biểu hiện ở chỗ trẻ còn muốn hiểu về bản thân trong quá khứ và những mong muốn vềmình trong tương lai. Cháu Hải 35 tháng thường nói: "Hồi còn bé con hay khóc nhè" hay "Lúc nào con lớn con đọc quyển sách to". Quan niệm về bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương

lai gắn liền với quan niệm về phạm vi và khảnăng phát triển của nhân cách, vì quá khứ, hiện tại và tương lai là điều kiện của đời sống và sự phát triển của nhân cách. Dạy cho trẻ biết liên hệ giữa hành vi đã có,

hiện có và sẽ có là một phương hướng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt xã hội. Tựđịnh hướng trong thời gian cũng là tự nhận thức, tự ý thức. Tuy nhiên sựđịnh hướng của trẻ lên ba còn rất mơ hồ và thiếu bền vững.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 56 - 58)