Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú v ới các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻem được hình thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 83 - 86)

IX. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

4.2.2.Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú v ới các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻem được hình thành.

4. Sự phát triển hoạt động vui chơi qua ba độ tuổi của trẻ mẫu giáo 1 S ựthay đổi của hoạt động chủđạo ởđầu tuổi mẫu giáo (mẫ u giáo bé)

4.2.2.Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú v ới các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻem được hình thành.

Hoạt động vui chơi, mà đặc biệt là trò chơi ĐTVCĐ là loại hoạt động cùng nhau đầu tiên của trẻ em. Không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không thành trò chơi. Ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì sự phối hợp giữa trẻ với nhau trong trò chơi tuy đã bắt đầu nhưng sự phối hợp đó còn chưa quen và do đó

các mối quan hệ giữa trẻ còn nghèo nàn. Đến tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn việc chơi của trẻ đã tương đối

thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn bè đã trở thành một nhu cầu bức thiết. Đã chơi là phải có vai nọ vai kia mới thú vị và nếu phải chơi một mình thì đó là điều hoàn toàn bắt dắc dĩ đối với trẻ. Một trò

chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thường có nhiều vai hơn là của trẻ mẫu giáo bé mặc dầu có thể cùng một chủđề. Chẳng hạn với chủđề bệnh viện, nhiều khi chỉ cần một cái ống nghe mà trẻ mẫu giáo áp vào ngực

con búp bê là đủ rồi.

Nhưng đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thì còn phải thêm nhiều nhân vật khác nữa: Người mẹđưa con đi

khám bệnh, thậm chí còn thêm cả bác xích lô chở hai mẹcon đến. Ở bệnh viện không chỉcó bác sĩ mà còn

có y tá, bệnh nhân, hay còn thêm cả cô cấp dưỡng nữa... Như vậy là các quan hệtrong trò chơi của trẻ đã được mở rộng hơn nhiều so với trẻ mẫu giáo bé. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trẻ còn biết liên kết các trò chơi

theo các chủ đề khác nhau, làm cho các mối quan hệ trở nên phong phú hơn. Trong một lớp mẫu giáo

thường cùng một lúc có nhiều nhóm chơi khác nhau nhưng chỉ sau đó một lúc ta có thể nhận thấy trẻ nhóm này sang chơi với trẻ nhóm khác, chúng không phải chơi tùy tiện mà là chơi trong những mối liên kết nhất định. Chẳng hạn những đứa trẻchơi trong nhóm nấu ăn có thể ra cửa hàng gặp "các cô bán hàng"

84

để mua hoa quả. Thế là "các bà nội trợ" lại giao dịch với "các cô bán hàng". Đằng kia một nhóm chơi xây nhà, trưa đến "các bác thợ xây" này lại được "các bà nội trợ" phục vụăn uống. Đôi khi có một vài bác thợ xây đang làm việc thì lại đau ốm, nhóm chơi bác sĩ liền chạy tới chăm sóc... Cứnhư thế, quan hệ của trẻ ngày càng được đa dạng hơn lên chẳng khác nào một xã hội người lớn được thu nhỏ lại. Do những mối quan hệ giữa trẻđược phong phú và mở rộng nên việc nhập vai của trẻcũng trở nên thành thạo hơn và trẻ

sống trong vai cũng như trong cuộc sống thực vậy.

Ở tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức thiết. Nỗi đau khổđối với trẻ ở lứa tuổi này không phải chỉ là thiếu bánh kẹo hay đồchơi mà là sự thiếu thốn bạn bè đểcùng chơi với

nhau. Điều đó thường làm trẻ buồn bã, ỉu xìu. Không phải ai cũng có thể thay thế bạn bè của trẻ (nhiều trẻ

cảm thấy như thế). Nếu người lớn không thấy được nhu cầu đó của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ chơi với

nhau thì đó là điều sai lầm lớn trong giáo dục, vì ở tuổi mẫu giáo - đặc biệt là mẫu giáo nhỡ và lớn nhu

cầu giao lưu với bạn bè đang ở thời kỳ phát cảm, tức là đang phát triển rất mạnh mẽ. Từđó, những "xã hội trẻ em" thực sựđược hình thành.

Những "xã hội trẻ em" này còn khác rất xa so với xã hội người lớn. Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực: Đó là nét độc đáo của cái xã hội ấy. Nhưng chính những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè này lại có một ý nghĩa rất lớn lao đối với cả đời người sau này. Ở đây, trẻ em vừa là sản phẩm, vừa là người tạo ra những mối quan hệđó. Có thể nói mỗi đứa trẻ được tạo ra bởi những đứa trẻ

khác. Trẻ mẫu giáo mong muốn hòa mình vào nhóm bạn bè để nhận ra mình trong đó. Điều này có một ý

nghĩa quan trọng đối sự hình thành nhân cách.

Cái "xã hội" này bao gồm toàn thể trẻnhưng cấu trúc của nó không phải là đơn giản. Trong cái "xã hội trẻ

em" ấy mỗi đứa đều có một vị trí nhất định. Vịtrí đó được thể hiện ở chỗ bạn bè trong nhóm đối xử với nó

như thế nào.

Thông thường trong nhóm trẻ hay có một vài trẻ nổi hẳn lên, được các bạn yêu mến và thích chơi cùng,

muốn được ngồi cạnh và muốn bắt chước chúng, tự nguyện thực hiện những yêu cầu của chúng thậm chí có khi nhường cả đồ chơi của mình cho chúng. Bên cạnh những trẻ này, lại có những trẻ hoàn toàn không

được các bạn cùng tuổi ưa thích, đến mức không muốn nhận chúng vào nhóm chơi, không chia xẻđồchơi

cho chúng. Số khá đông còn lại thì nằm giữa hai cực này. Mức độ được các bạn ưa thích phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân: Những đặc điểm về trí tuệnhư thông minh, tháo vát, nhiều sáng kiến hoặc những đặc

điểm trong hành vi như vui tính, hay nhường nhịn cho bạn, cũng có khi còn do sức mạnh của thể lực. Vị trí trong nhóm bạn cùng tuổi ảnh hưởng một cách sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của đứa trẻ. Những đứa trẻít được ưa thích, không được các bạn gần gũi giúp đỡthường có tâm trạng buồn bã cô đơn.

Trái lại những đứa trẻđược bạn bè đặc biệt quan tâm, thích chơi với chúng thì nhiều khi lại trở nên quá tự

tin, từđó mà sinh ra tự cao tựđại. Bởi vậy, cô mẫu giáo cần đặc biệt quan tâm đến các nhóm chơi nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều chỉnh những mối quan hệ qua lại giữa chúng, tạo ra bầu không khí thân mật, bình đẳng trong nhóm. Vào cuối tuổi mẫu giáo, đã bắt đầu xuất hiện vai trò "thủlĩnh". Đó là đứa trẻđược các bạn tôn sùng và vị

nể nhất, vì nó thường có nhiều sáng kiến và có khảnăng tổ chức trò chơi. Nó chỉ huy việc phân các vai và

hướng dẫn hành động cho những đứa trẻ khác. Trẻ "thủlĩnh" thường nhận vai chính vì vai chính có quyền lớn nhất. Thí dụ trong trò chơi "gia đình" thì nó giành quyền đóng vai mẹ. Trong trò chơi "bán hàng" thì nó đóng vai trò cô bán hàng. Trong trò chơi "dạy học" thì nó đóng vai cô giáo v.v... Cũng có lúc nó chỉ đóng vai phụnhưng lại có tác dụng điều khiển các vai khác, kể cả vai chính.

85

Tính chất của các mối quan hệtrong nhóm chơi, trên một mức độđáng kể, phụ thuộc vào những đặc điểm hành vi của các "thủ lĩnh". Nếu "thủ lĩnh" là một trẻ tốt, biết yêu mến, tôn trọng bạn bè, có nhiều sáng

kiến, thì nhóm chơi bao giờ cũng hòa thuận và trẻ học lẫn nhau nhiều điều hay. Trái lại, nếu thủ lĩnh là

một trẻ mang nhiều thói hư tật xấu như bắt nạt bạn, ích kỷ, tham lam, thô bạo, thì nhóm bạn sẽ phát sinh lục đục, xích mích, thậm chí có khi còn xảy ra ẩu đả. Tệ hại hơn là trẻ trong nhóm lại bắt chước những

thói hư tật xấu "thủ lĩnh" chóng trở thành những trẻhư.

Hiện tượng "thủ lĩnh" xuất hiện trong nhóm bạn bè là điều làm cho người lớn phải đặc biệt quan tâm, không nên để tình trạng luôn luôn chỉ có một trẻđứng ra chỉ huy còn những trẻ khác thì chỉ biết phục tùng một cách thụđộng. Cần phải phát hiện trong nhóm những trẻ khác có khảnăng làm "thủlĩnh" để lần lượt phát huy vai trò của những trẻđó. Nhiều khi lại cần phải cho một số trẻ còn nhút nhát, tựti đứng ra tập làm vai chỉhuy để chúng mạnh dạn lên và từđó mà phát huy được nhiều sáng kiến.

Trong "xã hội trẻ em" dần dần cũng hình thành những dư luận chung. Dư luận chung thường bắt nguồn từ

những nhận xét của người lớn đối với trẻ, cũng có thể do trẻ nhận xét lẫn nhau. Dư luận chung ảnh hưởng

khá lớn đối với sựlĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻtrong nhóm và qua đó mà ảnh hưởng

đến nhân cách của từng đứa trẻ.

Trong nhóm trẻ mẫu giáo bé chưa hình thành được dư luận chung, ý kiến của đứa trẻ này thường không

ảnh hưởng đến đứa trẻkhác. Nhưng trong nhóm trẻ mẫu giáo nhỡ, nhất là lớn thì trẻđã bắt đầu lắng nghe ý kiến của bạn cùng tuổi và phục tùng ý kiến của đại đa số, ngay cảkhi điều đó mâu thuẫn với những ấn

tượng và kinh nghiệm riêng của mình. Sự phục tùng ý kiến của đại đa số như thế gọi là tính thích nghi.

Người ta đã phát hiện ra hiện tượng đó trong một thực nghiệm như sau: Người thực nghiệm đưa đến cho trẻ trong nhóm xem 2 mẩu gỗ: Một mẩu hình vuông và một mẩu hình tròn. Người thực nghiệm bí mật xúi một vài đứa trẻnói to lên trước toàn nhóm là "Cảhai đều là hình tròn". Thế là cảnhóm đều nhao nhao lên nói: "Cảhai đều là hình tròn".

Tính thích nghi sẽ giảm dần một cách đáng kể vào tuổi mẫu giáo lớn. Tính thích nghi ở trẻ mẫu giáo là một giai đoạn quá độ trong việc nắm vững kỹnăng phối hợp ý kiến trong nhóm bạn. Do có tính thích nghi nên trẻ trong các nhóm thường hay a dua nhau. Tính a dua trở thành một tật xấu trong nhân cách nếu

người lớn không kịp thời hướng dẫn cho trẻ biết nhận xét một cách độc lập về các sự việc xảy ra quanh trẻ.

Nhóm trẻcùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của trẻem, do đó người lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻở lớp mẫu giáo cũng như ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cư, để tạo ra một môi

trường lành mạnh có tác dụng giáo dục tích cực đối với trẻ.

Ở cuối tuổi mẫu giáo lớn, việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch để thực hiện hành động

thường được thể hiện rất rõ nét. Điều đó đã thúc đẩy các hành động định hướng bên trong (tức là các quá trình tâm lý) phát triển mang tính chủđịnh rõ ràng. Tính chủ định này được phát triển cùng với sự biến dạng của các hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo lớn, làm cho dạng hoàn chỉnh của hoạt động vui chơi

chuyển dần sang trò chơi có luật.

Trước đây khi tham gia vào các trò chơi, động cơ hoạt động của trẻ nằm chính trong quá trình chơi. Trẻ

em mải mê chơi mà không cần biết đến kết quả của việc chơi sẽ đi đến đâu. Ở cuối tuổi mẫu giáo, bên cạnh trò chơiĐVTCĐ, xuất hiện khá nhiều trò chơi có luật. Khi tham gia loại trò chơi này, động cơ hoạt

động của trẻ không chỉ nằm ởquá trình chơi mà cả trong kết quảchơi nữa, nghĩa là động cơ hoạt động của trẻđang di chuyển từquá trình chơi đến kết quảchơi.

86

Trước đây trong trò chơi "dạy học", đứa trẻ đóng vai cô giáo, nhưng nó hoàn toàn không cần biết những lời dạy dỗ của nó làm ảnh hưởng như thế nào đối với "cánh học trò". Nó chỉ cần biết là nó đang làm cô giáo. Nhưng giờ đây trong trò chơi có luật, thí dụ như trò chơi cướp cờ, đứa trẻ không chỉ thích cái trò

cướp cờ mà còn cố gắng làm sao giành giật cho bằng được lá cờ càng nhanh càng tốt để mang về cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng đội theo luật quy định, vì có như vậy đội của trẻ mới thắng cuộc. Rõ ràng việc tham gia vào những

trò chơi có luật làm cho hoạt động của trẻ trở nên có chủtâm hơn. Hành động chơi ở đây có mục đích rất rõ ràng: Một là phải hành động khéo léo để không vi phạm luật lệ của trò chơi này mà các hoạt động tâm

lý bên trong được biến đổi một cách rõ rệt, từ những quá trình tâm lý không chủ định sang những quá trình tâm lý có chủđịnh như tri giác có chủđịnh, chú ý có chủđịnh, ghi nhớ có chủđịnh v.v... Chính đó là

tiền đề làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập.

B. SỰ PHÁT TRIỂN YẾU TỐ CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LAO ĐỘNG Ở LỨA TUỔI MẪU GIÁO

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 83 - 86)