Sự phát triển những yếu tố của hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 86 - 88)

IX. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

1.Sự phát triển những yếu tố của hoạt động học tập

1.1. Đặc điểm hoạt động học tập

* Hoạt động học tập là hoạt động nhằm mục đích chiếm lĩnh những tri thức, kỹnăng, kỹ xảo mới mà loài

người đã tích lũy được, chứ không phải nhằm thu được kết quả bên ngoài.

Chẳng hạn: Khi trẻ vẽ theo sự say mê của nó (tiến hành hoạt động vẽ dưới hình thức hoạt động tạo hình

hay trò chơi), nó cố vẽsao cho được bức tranh đẹp. Có nghĩa là mục đích của hành động vẽ này là nhằm tạo ra kết quả bên ngoài - bức tranh đẹp. Nhưng khi trẻ học vẽthì khác, nó đề ra cho mình một nhiệm vụ đặc biệt - học vẽ tốt hơn trước (học được cách vẽ những đường nét ngay ngắn, tô màu cho đúng hơn)...

Hoạt động học vẽ này mang tính chất hoạt động học tập.

Có nghĩa là động cơ của hoạt động này là chiếm lĩnh tri thức khoa học của loài người đã tích lũy được. * Hoạt động học tập không phải là hoạt động tự do, tự nguyện mà mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi trẻ

phải thực hiện nhiều quy định nhất. Do đối tượng của hoạt động này mang tính hệ thống, được xác định một cách chặt chẽ mức độ và khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo học sinh sẽ có được thể hiện trong

chương trình của các môn học, các môn học được cấu tạo theo logic nội tại của các bộ môn khoa học, nên

để đạt được mục đích học tập đã định từtrước, người học phải thực hiện những nhiệm vụ học tập trong

điều kiện dạy học được tổ chức chặt chẽ.

* Hoạt động trí tuệ là hình thức hoạt động cơ bản để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, đòi hỏi người học phải có kỹnăng và thói quen hoạt động trí tuệ, có hứng thú nhận thức bền vững.

87

* Hoạt động học tập còn đòi hỏi người học phải biết tự kiểm tra, tựđánh giá.

Hoạt động học tập với đầy đủ ý nghĩa như trên chưa thểcó được ở trẻ mẫu giáo. Nhưng dưới ảnh hưởng của nhiều dạng hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, ở trẻ mẫu giáo đã xuất hiện những yếu tố của hoạt động học tập.

1.2. Sự nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập ở trẻ mẫu giáo

Trong cuộc sống hàng ngày trẻđã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ

trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từđó

thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức muốn khám phá những điều mới lạ. Sự phát triển lòng ham muốn hiểu biết của trẻ trong suốt thời kỳ

mẫu giáo được thể hiện ở sự tăng lên mạnh mẽở sốlượng và sự biến đổi tính chất trong những câu hỏi

của trẻ. Nếu lúc 3 - 4 tuổi trẻ chỉ có một số câu hỏi không nhiều lắm hướng vào việc tìm hiểu thế giới

xung quanh, thì đến 5 - 6 tuổi, những câu hỏi tìm hiểu cái mới đã trở nên chiếm ưu thế. Nhiều trẻ đã quan tâm đặc biệt đến nguyên nhân của những hiện tượng muôn màu muôn vẻ và những mối quan hệ giữa chúng trong thế giới tự nhiên, trong đời sống xã hội, như: "Tại sao có mưa?", "tại sao bàn tay có 5 ngón?", "Vua Quang Trung và ông Mác ai nhiều tuổi hơn?". Và đây là một loạt câu hỏi liên tục của một cháu bé 5 tuổi (tên là Ngô Bích Hiền): "Gió từđâu ra? Mây sao bay được? Ai sinh ra nước? Ai sinh ra trời? Ai sinh ra Hiền? Ai sinh ra đất?"... làm cho người lớn cũng phải lúng túng.

Nhưng lòng ham hiểu biết của trẻ mẫu giáo vẫn chưa đủ để bảo đảm thái độ sẵn sàng học tập, tiếp thu tri thức một cách có hệ thống trong các môn học. Thường thì sự hứng thú đối với một hiện tượng nào đó xuất hiện nhanh chóng ở trẻ cũng lại nhanh chóng biến mất và liền được thay bằng một hứng thú khác. Chỉ trong trường hợp cá biệt ở trẻ mẫu giáo sớm thể hiện những hứng thú đã được phân hóa và bền vững hơn,

dẫn tới những kết quả kỳ diệu trong việc lĩnh hội các tri thức. Tất nhiên đó chỉ là những trường hợp ngoại lệkhông mang đặc tính phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo. Thường những hứng thú bền vững chỉ xuất hiện ở

trẻ em vào cuối tuổi mẫu giáo và chỉ trong những điều kiện việc dạy học có tổ chức tốt.

1.3. "Tiết học" ở mẫu giáo và vai trò của nó đối với sự hình thành hành động tâm lý cần thiết của hoạt động học tập ở trẻ hoạt động học tập ở trẻ

Để hình thành những hứng thú bền vững và nảy sinh những kỹnăng trí tuệ chuẩn bị cho trẻ vào trường phổthông, người ta đã dạy trẻ trong các hình thức tổ chức đặc biệt gọi là "tiết học". "Tiết học" có khoảng thời gian nhất định, được tăng dần lên theo lứa tuổi (ở lứa tuổi mẫu giáo bé khoảng 15 phút; ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ khoảng 20 phút; ở lứa tuổi mẫu giáo lớn khoảng 35 phút). Trong khoảng thời gian ấy người ta dạy trẻ những tri thức, những kỹnăng tương đối có hệ thống vềcác lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ theo một chương trình nhất định (nhưng khác xa với chương trình các môn học ở trường phổ thông) nhằm chính xác hóa và hệ thống hóa những tri thức vô cùng phong phú nhưng còn hết sức tản mạn mà trẻ đã thu lượm được trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời trong các "tiết học", người ta

đã bắt đầu đề ra cho trẻ những yêu cầu nhất định về mức độ và chất lượng lĩnh hội các tri thức, đồng thời luyện tập cho trẻ những kỹnăng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của cô giáo để thực hiện các nhiệm vụ cụ

thểdo cô đề ra.

Khác với tiết học ở trường phổ thông, một hình thức dạy học có tổ chức chặt chẽ, có những yêu cầu nghiêm ngặt về việc tiếp thu tri thức, "tiết học" ởtrường mẫu giáo được tổ chức linh hoạt hơn, mang tính

88 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

suốt thời kỳ mẫu giáo trò chơi học tập là phương tiện lĩnh hội tri thức có hiệu quảhơn là việc học tập trực tiếp đơn thuần.

Trong "tiết học", chủ yếu là thông qua các trò chơi học tập, niềm hứng thú đối với các lĩnh vực tự nhiên và xã hội có khảnăng xuất hiện ở hầu hết trẻ em mẫu giáo. Ở đây người ta đã dạy trẻ những tri thức mang tính hệ thống nhất định, nhờđó những quan hệ chủ yếu của các hiện tượng vốn có ở mỗi lĩnh vực trong hiện thực được bộc lộtrước trẻ. Trong lĩnh vực toán học, đó là quan hệ giữa thước đo và vật cần đo, giữa bộ phận và toàn thể, giữa đơn vị và tập hợp; trong lĩnh vực giới hữu sinh, đó là quan hệ giữa các đặc điểm cấu tạo bên ngoài của động vật và thực vật với những điều kiện sống của chúng; trong lĩnh vực ngôn ngữ đó là quan hệ cấu tạo của từ với ý nghĩa của nó... Tóm lại là cho trẻ bắt đầu tiếp cận với quy luật chung của sự vật và hiện tượng xung quanh, đó là những tri thức tiền khoa học.

Khi tìm hiểu về những quy luật đó trẻ rất thích theo dõi biểu hiện của những quy luật chung trong trường hợp riêng. Trước mắt chúng có biết bao điều mới lạ trong thế giới xung quanh mà chúng khao khát muốn tìm hiểu. Dần dần trẻ thấy rằng chính học tập là con đường dẫn tới những khám phá kỳ diệu ấy. Hứng thú của trẻ dần dần được phân hóa và bền vững, tạo nên ở trẻ nguyện vọng được học tập để tiếp thu tri thức mới.

Cùng với trò chơi, "tiết học" còn giúp trẻ hình thành kỹ năng ban đầu của học tập. Trước hết phải hiểu ý

nghĩa của nhiệm vụ học tập như là một nhiệm vụ cần phải thực hiện, kỹnăng phân biệt nhiệm vụ học tập với các nhiệm vụkhác trong đời sống thực tế, với các hoàn cảnh sinh hoạt.

Thường trẻ mẫu giáo bé và nhỡ chỉ thích tiếp nhận nhiệm vụ học tập trong trường hợp mà tri thức, kỹ năng tiếp thu được ởđó có thể dễ dàng vận dụng ngay vào trò chơi, hoạt động tạo hình hay vào một hình thức hoạt động hấp dẫn nào đó. Trong điều kiện dạy học được tổ chức dưới hình thức "tiết học", ở trẻ mẫu giáo lớn đã có kỹnăng tiếp nhận các nhiệm vụ học tập không gắn liền với khảnăng sử dụng những điều

đã tiếp thu được ngay lập tức.

Việc hiểu ý nghĩa nhiệm vụ học tập dẫn đến việc trẻ bắt đầu chú ý tới các phương thức thực hiện các hành

động mà người lớn truyền thụ cho chúng, cố gắng nắm những phương thức này một cách có ý thức như:

Trẻ học cách quan sát một cách có mục đích; học mô tả, so sánh và phân chia đối tượng thành các nhóm; học diễn đạt nội dung các truyện ngắn và các bức tranh một cách mạch lạc; học những thủ thuật đếm và giải các bài toán số học v.v... Trẻ thường hướng tới người lớn yêu cầu họđánh giá việc thực hiện những nhiệm vụ học tập nào đó của chúng.

Trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong các "tiết học", người lớn đánh giá công việc của trẻ, so sánh

tiến trình và kết quả việc làm của trẻ này so với trẻkhác. Điều này làm cho trẻ bắt đầu tự kiểm tra những

hành động của mình và đánh giá những tri thức và kỹnăng của mình một cách đúng đắn hơn. Nhờ vậy những kỹnăng tự kiểm tra và tựđánh giá đã được hình thành.

Tóm lại: Trong thời kỳ mẫu giáo, hoạt động học tập tuy chưa đạt tới dạng hoàn chỉnh nhưng đã xuất hiện những yếu tố cần thiết (như tính chủđịnh của các quá trình tâm lý, tính nghĩa vụ, sự tự kiểm tra, tựđánh

giá...). Việc tổ chức trò chơi có định hướng cùng với việc tổ chức các "tiết học" vừa sức và hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo, sẽlàm thúc đẩy những yếu tố của hoạt động học tập nảy sinh phát triển một cách thuận lợi, chuẩn bị tốt cho việc học tập ởtrường phổ thông sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 86 - 88)