Trẻ mới ra đời mới chỉ có phản ứng xúc cảm không điều kiện gắn liền với nhu cầu cơ thể của trẻ. Trước hết là những cảm xúc tiêu cực khó chịu, được biểu lộ ra bởi tiếng thét để phản ứng với môi trường tự
nhiên mới lạ.
Trên cơ sở những phản ứng cảm xúc không điều kiện, những phản ứng cảm xúc mới có điều kiện được hình thành. Chẳng hạn trẻ 3 - 4 tháng có phản ứng xúc cảm "hớn hở", 4 - 5 tháng trẻ linh hoạt hẳn lên khi
người lớn cưng nựng trẻ. Trong nửa năm đầu phản ứng này chưa được phân hóa, ai bế trẻ cũng theo, ai hỏi trẻcũng cười đùa.
Đến cuối một tuổi thái độ của trẻđối với thế giới xung quanh thay đổi có sự phân hóa và lựa chọn. Trẻ
phân biệt được người lạngười quen, vui mừng khi thấy các đồchơi khác nhau. Những xúc cảm này của trẻ còn ngắn ngủi và chưa bền vững.
Trẻ thể hiện những xúc cảm tích cực mạnh mẽ nhất khi trẻđược người lớn chơi đùa "trò chuyện".
Để phát triển xúc cảm của trẻ ngoài thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, người lớn cần thường xuyên chơi đùa, cưng nựng, trò chuyện với trẻ.
Trong năm đầu tiên xuất hiện tình cảm ngạc nhiên, phản ứng với những hiện tượng mới mẻ, bất ngờ, nhất là kích thích mạnh. Tình cảm này biểu hiện thái độ nhận thức đầu tiên của trẻ đối với hiện thực xung quanh. Một tuổi rưỡi trẻđã bắt đầu thể hiện tình cảm và hứng thú riêng đối với những người xung quanh.
Đến cuối tuổi nhà trẻ, trẻđã biết thể hiện sự lo lắng sợ hãi khi bố mẹ chết. Trẻđã bắt đầu mừng rỡ khi có các trẻkhác chơi bên cạnh. Khoảng hai tuổi trẻ biểu lộ rõ xúc cảm hớn hở và tự hào vì có thành tích riêng.