X. SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
2. Sự phát triển động cơ hành vi hình thành hệ thống thứ bậc động cơ
Những hành vi của trẻđược biến đổi một cách căn bản trong suốt thời kỳ mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo bé hành
động gần giống với trẻ ấu nhi do ảnh hưởng của tình cảm, ý muốn hoặc do tình huống cụ thể thúc đẩy. Cuối tuổi mẫu giáo bé, trong hành vi của trẻđã xuất hiện các loại động cơ khác nhau, nhưng những động
cơ ấy hãy còn mờ nhạt, yếu ớt và tản mạn.
Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, các động cơ đã xuất hiện trước đây ở tuổi mẫu giáo bé được phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt đến tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn thì những động cơ đạo đức thể hiện thái độ của trẻđối với những
người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi của trẻ. Những động
cơ này gắn liền với việc lĩnh hội và sự ý thức được những chuẩn mực và những quy tắc hành vi xã hội, gắn liền với sự thống hiểu ý nghĩa những cử chỉ của mình đối với người khác, đầu tiên việc thực hiện quy tắc hành vi thường đối với trẻ chỉlà phương tiện để trẻ duy trì mối quan hệ qua lại tích cực giữa mình với
người lớn xung quanh. Sau rồi do được tán thưởng, khen ngợi mà đứa trẻ vui vẻ thực hiện những hành vi
đó như là một sự bắt buộc của người lớn, một nghĩa vụ xã hội, tức là trẻ hiểu được ý nghĩa xã hội của những hành vi này. Chẳng hạn đối với câu hỏi: "Tại sao không được đánh bạn?", nếu trẻ mẫu giáo bé trả
lời: "Không được đánh nhau, đánh nhau sẽ bị phạt!" thì trẻ mẫu giáo nhỡ lại trả lời: "Không được đánh
nhau với bạn vì cô dặn là phải thương yêu bạn".
Từ tuổi mẫu giáo nhỡ những động cơ "xã hội" muốn làm một cái gì đó cho người khác, mang lại lợi ích
cho người khác - bắt đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong sốcác động cơ đạo đức. Trong thời kỳ này trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác theo sáng kiến riêng của mình. Nhưng muốn như vậy, người lớn cần phải làm sao để trẻ có thểhình dung được những việc mình làm quảlà có đem lại niềm vui cho những
người mà mình cần phải quan tâm. Chẳng hạn muốn cho trẻ mẫu giáo hoàn thành được công việc làm đồ
chơi tặng các em nhỏ ở nhà trẻ nhân dịp tết Trung thu thì cô giáo phải kểcho chúng nghe dưới một hình thức rõ ràng giàu hình tượng về sự thèm khát có đồ chơi của những em nhỏ ở nhà trẻ, về sự bất lực của
97
các em nhỏ, về niềm vui sướng của các em nhỏ đó khi nhận được quà Trung thu do các anh chị mẫu giáo gửi cho. Dần dần sau này về cuối tuổi mẫu giáo trẻ có thể tự giác thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
Sự hình thành những động cơ xã hội ở cuối tuổi mẫu giáo đánh dấu một bước trưởng thành so với trẻ mẫu giáo bé. Khi người ta hỏi các cháu mẫu giáo bé đang làm trực nhật là tại sao chúng làm việc đó thì thường nhận được những câu trả lời như: "Tại cô bảo" hay "tại cháu thích". Nhưng trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thì lại có cách trả lời khác: "Cháu cần phải giúp đỡ các bác cấp dưỡng kẻo một mình bác ấy làm vất vả" hoặc "cháu phải dọn cơm cho các bạn ăn kẻo các bạn đói rồi"...
Ta có thể thấy nhiều trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo thực hiện một cách có ý thức những công việc mang nội
dung đạo đức tốt đẹp. Chẳng hạn trong một buổi chơi chung giữa trẻ em thuộc nhiều độ tuổi khác nhau (bé, nhỡ, lớn) ở một trường mẫu giáo, một số trẻ mẫu giáo bé làm hỏng đồchơi và đang muốn nhờngười
giúp đỡ. Cô giáo liền hỏi: "Anh chị nào có thể giúp em sửa lại đồchơi?" Lập tức rất nhiều trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn giơ tay sẵn sàng tình nguyện bỏ cuộc chơi của mình đểđến giúp em bé.
Do hoạt động phối hợp với bạn cùng tuổi, đặc biệt là các trò chơi có quy tắc phát triển đã thúc đẩy sự xuất hiện một hình thức động cơ mới - động cơ thi đua, gắn liền với khát vọng khẳng định, nguyện vọng thắng cuộc. Hầu hết trong trò chơi học tập, trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo nhỡ, đặc biệt là mẫu giáo lớn đều
là trò chơi gắn liền với sựthi đua - thi đua với các bạn, giữa tổ mình với các tổ khác. Yếu tố thi đua kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực. Những lời nhắc nhở như "Ai làm nhanh hơn?", "tổ nào làm tốt
hơn?"... đối với trẻ mẫu giáo lớn có một sức động viên mạnh khiến cho trẻ thực hiện công việc tốt hơn bình thường. Tuy nhiên thắng hay thua đối với trẻđều vui vẻ cả. Cái chính ởđây sựthi đua đã thúc đẩy trẻ
hoạt động một cách hào hứng. Có nhiều cháu thua mà vẫn phấn khởi vì được hoạt động, được vui chơi. Ở lứa tuổi mẫu giáo còn hình thành những động cơ nhận thức. Ngay từ lúc 3 - 4 tuổi trẻđã luôn hỏi ngươi
xung quanh vô số những câu hỏi "đây là cái gì", "đểlàm gì", "như thế nào"; sau này những câu hỏi "tại sao" trởthành ưu thế. Những câu hỏi của trẻ bé và nhỡđặt ra phần lớn nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người lớn, nhằm giao tiếp với họ, chia sẻ tình cảm xuất hiện ở trẻ với họ. Trẻ thường không chờđợi và nghe hết câu trả lời của người lớn về câu hỏi của mình, trẻthường cướp lời người lớn, chuyển sang câu hỏi mới. Dần dần do ảnh hưởng của những tri thức muôn màu muôn vẻngười lớn dạy, truyền thụ cho, do
người lớn luôn trả lời câu hỏi của trẻ một cách vừa sức, có cơ sở mà trẻ mới bắt đầu hứng thú hơn với thế
giới xung quanh, khao khát muốn biết một cái mới nào đó. Đến mẫu giáo lớn hứng thú với tri thức mới trở
thành một động cơ độc lập của những hành động ở trẻ, mới bắt đầu định hướng cho hành vi của trẻ.
Tóm lại, động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã trở nên nhiều màu, nhiều vẻ, có thể kểđến như là động cơ muốn tự khẳng định mình, động cơ nhận thức, muốn khám phá về thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội... Trong những động cơ đó cũng có thể có sự pha trộn mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, nhất là đối với những động cơ xã hội. Do đó cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ, cần phải phát huy động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực.
Sự biến đổi động cơ hành vi trong tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn không chỉ thể hiện ở mặt nội dung của động
cơ với sự xuất hiện nhiều loại động cơ mới mà trong lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc của các động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.
Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ. Chẳng hạn trong việc làm trực nhật, không phải chỉ có một động cơ thúc đẩy, mà thường có nhiều động cơ như: Có thể là vì trẻ thích bản thân công việc trực nhật, hoặc có thể trẻ làm trực nhật để
98
được cô khen, hoặc cũng có thể là để giúp bác cấp dưỡng v.v... Những động cơ này thường không tồn tại song song với nhau mà ở mỗi đứa trẻ lại có một động cơ nào đó được nổi lên hàng đầu, chiếm vị trí ưu
thế. Chẳng hạn: Ở cháu A thì do bản thân công việc làm cháu thích, vì làm trực nhật thì được chia bát đĩa,
bưng thức ăn, được đeo yếm giống như bác cấp dưỡng. Ởcháu B thì lòng thương yêu, sự đồng cảm với những khó nhọc của bác cấp dưỡng đã khiến cho nó thích công việc này. Ở cháu C thì ý muốn cho mình
được chọn bát đẹp, chỗ ngồi theo ý thích, lại được điều khiển các bạn nổi lên hàng đầu.
Như vậy là trước một công việc, mỗi trẻ đều có thể có một hệ thống thứ bậc các động cơ thúc đẩy. Sự
khác nhau giữa trẻ em ởđây rõ nhất là trong hệ thống thứ bậc của động cơ, xem động cơ nào sẽ chiếm ưu
thế nhất. Điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc.
Hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành ở tuổi này khiến cho toàn bộ hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng nhất định. Đây là điểm khác nhau trong hành vi của trẻ mẫu giáo lớn so với hành vi của trẻ
mẫu giáo bé. Hành vi của trẻ mẫu giáo bé thường không xác định được phương hướng chủ yếu. Đứa trẻ
vừa mới cho bạn kẹo, bây giờ lại giành đồchơi của bạn. Một đứa trẻ khác vừa mới hăng hái giúp mẹ dọn dẹp trong phòng, chỉ vài phút sau lại rủ bạn đến xả rác lung tung.
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ trởđi, hành vi của trẻtương đối dễxác định. Nếu động cơ vì xã hội, tức là muốn đem
lại lợi ích cho người khác chiếm ưu thếthì trong đại đa sốtrường hợp đứa trẻ sẽ thực hiện những hành vi
mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thỏa mãn ý thích hay quyền lợi riêng của bản thân chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp đứa trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội. Đối với những trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết là phải biết cảm hóa trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sựyêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống để
gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp. Việc giáo dục này cần thiết phải làm ngay từ khi mà hệ thống thứ bậc động cơ mới bắt đầu hình thành, có như vậy sau này mới đỡ mất công giáo dục lại từđầu.
Từ những phân tích trên, có thể nói rằng hành vi của trẻ mẫu giáo lớn là hành vi mang tính xã hội rõ rệt, hay còn gọi là hành vi mang tính nhân cách.
C. TIẾN TỚI BƯỚC NGOẶT 6 TUỔI VÀ CHUẨN BỊTRÌNH ĐỘ SẴN SÀNG VỀ MẶT TÂM LÝ CHO TRẺ VÀO LỚP 1 PHỔ THÔNG