Sự xuất hiện động cơ hành

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 95 - 96)

X. SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

1.Sự xuất hiện động cơ hành

Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi: Chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội, hay là hành vi mang tính nhân cách. Đó cũng tức là quá trình hình

thành động cơ của hành vi. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này cũng mới ở vào thời

điểm khởi đầu.

Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với hành động của trẻấu nhi. Thường trẻ không hiểu

được tại sao mình hành động như thế này hoặc hành động như thế kia. Trẻhành động thường là do những nguyên nhân trực tiếp như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức được nguyên cứ nào khiến mình hành động như vậy. Chẳng hạn một cháu bé 3 tuổi tự

nhiên cấu vào má bạn mình ngồi bên cạnh. Khi cô giáo hỏi tại sao thì cháu không nói được. Một cháu khác khi thấy bạn có đồchơi thì giằng lấy không cần biết đúng sai, hoặc có cháu vãi thóc cho gà ăn chỉ là

để xem con gà mổ thóc ra sao chứcũng chẳng cần biết đấy là một việc làm có ích, đáng khen.

Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ. Lúc đầu, động cơ còn đơn giản và mờ nhạt. Thường khi hành động, trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau đây:

1.1. Những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn

Nguyện vọng này biến thành động cơ dẫn trẻ tới việc sắm các vai trong những trò chơi ĐVTCĐ. Người lớn có thể dựa vào nguyện vọng đó của trẻ để thực hiện những yêu cầu giáo dục hàng ngày như khuyên

trẻ: "Lớn rồi, phải tự mặc lấy quần áo, tựxúc cơm ăn" hoặc "Người lớn ai lại khóc nhè!". Cứnhư vậy, trẻ

sẽ thực hiện những yêu cầu của người lớn một cách nhẹ nhàng.

1.2. Những động cơ gắn liền với quá trình chơi

Động cơ này có tác động khá mạnh mẽthúc đẩy hành vi của trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻham chơi không

phải nguyên cớ là do kết quả của trò chơi mang lại mà chính là quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. Khi

vượt ra khỏi giới hạn phạm vi trò chơi để làm một việc nào đó thì trẻhành động rất khó khăn, nhưng nếu

hành động vẫn mang tính chất vui chơi thì trẻ sẽ thực hiện dễdàng hơn. Do đó có thể nói rằng hành động của trẻđược thúc đẩy bằng động cơ vui chơi. Động cơ này làm cho toàn bộ hành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là một nét độc đáo của tuổi mẫu giáo. Đứa trẻ có thể biến mọi việc nghiêm chỉnh thành trò chơi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng nếu trẻ có thể làm được một việc gì đó trong khi đóng vai người lớn thì nó sẽ làm một cách hăng hái và chăm chỉ, nhưng thực ra chính đó là lúc đang chơi

một cách say sưa và nó đang tạo ra một tình huống tưởng tượng đối với mình. Chẳng hạn khi cô giáo đề

nghị trẻ thu xếp lớp học cho gọn gàng sau khi chơi thì nói chung là trẻ không thích làm việc đó. Thế nhưng nếu cô giáo lại bày ra trò chơi chuyên chở, sắp xếp các đồchơi về chỗcũ thì trẻ sẽ làm việc đó một cách hào hứng, nhiều khi còn nghiêm túc hơn cả lúc làm thật.

1.3. Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến

Động cơ này cũng đã bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những

hành động tích cực.

Ở đầu tuổi mẫu giáo, trẻ rất thích được bố mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh khen ngợi mình,

thương yêu mình. Nhiều khi trẻ cố gắng làm những việc tốt đểđược khen, được yêu mến. Trẻthường nói: "Cháu rửa tay sạch để được cô khen" hoặc "Con ngủ dậy không khóc nhè để mẹ yêu"... Tuy nhiên việc

96

thích được người lớn yêu mến lại thường đi đôi với nhu cầu cụ thể. Trẻthường quan niệm rằng nếu được yêu mến thì sẽđược quà hay được đi chơi, ởđây có một vấn đề giáo dục hết sức tế nhị. Người lớn có thể

dựa vào đặc điểm đó để xử sự với trẻ: Mỗi khi trẻ làm được một việc tốt thì thường kịp thời củng cố

những hành vi đó. Vấn đề đặt ra là nên thưởng như thếnào để hướng sự phát triển động cơ của trẻđược lành mạnh. Trong thực tếđã có nhiều người lớn thường thưởng cho trẻ quà bánh hay tiền nong. Đó là một

điều hết sức tai hại, vì nếu mỗi lần trẻlàm được một việc tốt lại được thưởng như thế, lâu dần ở trẻ sẽ hình

thành động cơ ích kỷ của hành vi. Đã có những đứa trẻnghĩ rằng cần phải làm việc gì đó đểđược thưởng quà hay tiền. Tốt hơn hết là ta nên dùng những lời khen ngợi để khích lệ tinh thần như: "Cháu quả là một em bé tốt bụng" hay "Như vậy mới là con trai can đảm của mẹ" v.v... Có thể kèm theo những thứ quà nhỏ mang ý nghĩa tinh thần như "Phiếu bé ngoan", nhưng không phải là những mảnh giấy có nội dung trừu

tượng hay chung chung mà phải là những hình ảnh sinh động có tác dụng củng cố hành vi của trẻ như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình ảnh trẻchăm sóc cây cối, gia súc, hình ảnh trẻgiúp đỡ bạn bè, giúp người già, yếu v.v... Cũng có thể thưởng cho trẻ một buổi đi xem xiếc, đi đạo chơi hoặc những đồchơi hấp dẫn mà bổ ích.

Trên cơ sở được củng cố như vậy, một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội sẽđược hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻđối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Loại động cơ này thường xuất hiện vào cuối tuổi mẫu giáo bé. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này

sẽ được phát triển mạnh ởcác giai đoạn sau của lứa tuổi mẫu giáo (nhỡ và lớn). Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người mới tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 95 - 96)