Quy luật về mối quan hệ giữa hoạt động, giao lưu và sự phát triển tâm lý trẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 36 - 37)

II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ

3. Quy luật về mối quan hệ giữa hoạt động, giao lưu và sự phát triển tâm lý trẻ

Ta đã phân tích vai trò quyết định của nền văn hóa xã hội đối với sự phát triển tâm lý trẻ, nhưng không

phải tất cả các yếu tố của nền văn hóa xã hội đều quyết định sự phát triển tâm lý trẻ, mà chỉ có sự vật nào, hiện tượng nào (yếu tố nào của nền văn hóa xã hội) mà trẻtác động tới nó, giao lưu với nó thì nó mới tác

động đến trẻ và hình thành tâm lý trẻ. Vì vậy để "nên" người trẻ phải tự hoạt động và giao lưu với mọi

người, với thế giới xung quanh đểlĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử.

3.1. Hoạt động và giao lưu có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển tâm lý trẻ

Hoạt động của con người tiến hành theo nguyên tắc gián tiếp, tức là tiến hành bởi công cụ - là những đồ

vật do con người tạo ra, nó chứa đựng kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người (tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, phẩm chất, tâm lý người). Vì vậy hoạt động là điều kiện để phát triển tâm lý trẻ. Chỉ thông qua hoạt động

37

và giao lưu trẻ mới tiếp xúc với đồ vật, với con người - đó là những đối tượng chứa đựng kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người, mang tâm lý người, trẻ mới lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sửloài người.

Hoạt động tâm lý (hoạt động bên trong) có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn bên ngoài, được xây dựng theo mẫu hoạt động bên ngoài, theo cơ chế nhập tâm chuyển từ ngoài vào trong mà hoạt động tâm lý được hình thành. Vì vậy, hoạt động chính là phương tiện để phát triển tâm lý. Chỉ có qua quá trình hoạt động trẻ

mới lĩnh hội được hệ thống các hành động bên ngoài và nhờcơ chế nhập tâm các hành động bên trong

(hành động tâm lý) được hình thành.

Tâm lý là cái điều hành hoạt động, vì vậy hoạt động không chỉ là điều kiện, là phương tiện phát triển tâm lý trẻ mà còn là nơi bộc lộ tâm lý, chỉ có qua hoạt động và giao lưu mới thể hiện được tri thức, kỹnăng,

kỹ xảo, phẩm chất tâm lý cá nhân có ưu, nhược gì, cá nhân và người xung quanh mới đánh giá được mình, giúp cá nhân điều chỉnh tâm lý hoàn thiện hơn.

Tóm lại, hoạt động và giao lưu là phương tiện, là điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ, đồng thời còn là

nơi bộc lộ tâm lý. Vì vậy muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách cho trẻ thì phải đưa trẻ vào những hoạt động nhất định, tổ chức cho trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ.

3.2. Hoạt động chủ đạo

Trong cuộc sống con người có thể tham gia nhiều hoạt động, nhưng trong mỗi một giai đoạn vị trí của các hoạt động khác nhau, có hoạt động là chủ đạo có ý nghĩa hơn cảđối với sự phát triển tâm lý trẻ, còn các

hoạt động khác ít có ý nghĩa hơn, chỉ giữ vai trò thứ yếu. Hoạt động chủ đạo có đặc điểm sau:

- Là hoạt động có đối tượng mới, do vậy nó làm biến đổi về chất trong tâm lý trẻ (tạo ra cấu tạo mới trong tâm lý) chi phối toàn bộđời sống tâm lý trẻ, làm cho các quá trình tâm lý được cải tổ, được tổ chức lại. - Là hoạt động có khảnăng chi phối các hoạt động khác diễn ra trong giai đoạn đó.

Với những đặc điểm trên mà hoạt động chủ đạo đã tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển trẻ.

Mỗi một giai đoạn phát triển có một hoạt động nhất định đóng vai trò chủđạo. Chẳng hạn ở trẻ mầm non: - Lọt lòng - 15 tháng hoạt động giao lưu xúc cảm trực tiếp là hoạt động chủđạo.

- 15 - 36 tháng hoạt động với đồ vật là hoạt động chủđạo. - 3 - 6 tuổi hoạt động vui chơi là hoạt động chủđạo.

Chính vì mỗi giai đoạn phát triển có một hoạt động nhất định đóng vai trò chủ đạo nên điều quan trọng là nhà giáo dục phải phát hiện và nắm vững hoạt động chủ đạo của từng độ tuổi để tập trung nỗ lực hình thành hoạt động ấy khi còn non yếu, để hoạt động đó phát huy tối đa tác dạng mạnh mẽ của nó trong sự

phát triển tâm lý trẻ, thúc đẩy cái mới phát triển tức là tạo ra sự phát triển tâm lý trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)