Quy luật về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển tâm lý trẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 37 - 38)

II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ

4.Quy luật về mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển tâm lý trẻ

38

Thực chất là quá trình người lớn tổ chức và hướng dẫn toàn bộ cuộc sống và hoạt động của trẻ theo mục

đích kế hoạch, theo phương pháp nhất định nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội và hình thành phẩm chất tâm lý cho thế hệ trẻ.

4.2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển tâm lý trẻ

Giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ. Tâm lý mang bản chất xã hội lịch sử, trẻ

phát triển được là nhờlĩnh hội kinh nghiệm xã hội, nắm các dạng hoạt động muôn màu muôn vẻđặc trưng cho con người. Chính giáo dục truyền đạt cho trẻ những kinh nghiệm xã hội và các dạng hoạt động ấy.

Như vậy giáo dục đi trước sự phát triển kéo nó theo mình. Có nghĩa là giáo dục không theo đuôi sự phát triển mà luôn tính đến trình độ đạt được hiện tại nhưng không dừng lại ởđó mà biết sẽđưa sự phát triển tới đâu, bước theo sau như thế nào.

Vai trò này chỉđạt được khi giáo dục dựa vào "vùng phát triển gần nhất" của trẻ. Đồng thời tạo ra "vùng phát triển gần nhất mới" làm tiền đềcho bước phát triển tiếp theo. Như vậy giáo dục đã nâng tâm lý trẻ lên

trình độ mới.

"Vùng phát triển gần nhất" của trẻ là độ chênh lệch giữa những cái đứa trẻ có thểlàm được theo sựhướng dẫn của người lớn với những cái trẻ tự làm lấy một mình.

Độ lớn của vùng phát triển gần nhất là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tiềm năng của trẻ vào lúc đó.

Mỗi bước mới trong quá trình dạy học và giáo dục phải biết sử dụng "vùng phát triển gần" nhất của đứa trẻ và đồng thời tạo ra một "vùng phát triển gần nhất" mới làm tiền đề cho sự dạy học và giáo dục tiếp theo sau này.

Thông qua việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục mà tham gia điều khiển, điều chỉnh các yếu tố

của sự phát triển đểđảm bảo điều kiện tối ưu cho sự phát triển tâm lý trẻ. Cụ thể: - Giáo dục phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, phát huy tư chất tốt.

- Giáo dục còn hạn chế yếu tố tiêu cực của bẩm sinh di truyền bằng phương pháp giáo dục đặc biệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 37 - 38)