II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ
2. Quy luật về mối quan hệ giữa nền văn hóa xã hội và sự phát triển tâm lý trẻ
2.1. Nền văn hóa xã hội
Cũng như mọi sinh vật khác, con người là một bộ phận của vũ trụ, chịu sự chi phối của thế giới tự nhiên,
nhưng cao hơn hẳn các sinh vật khác con người có lao động, sống thành xã hội, bằng chính lao động của
mình con người đã sáng tạo ra một thế giới riêng của mình, một thế giới tinh thần, đó chính là nền văn hóa
xã hội, là thành tựu con người đạt được trong suốt tiến trình lịch sửloài người để hoàn thiện chính mình và hoàn thiện xã hội.
Thường ta chia nền văn hóa thành hai hình thái:
- Nền văn hóa vật chất gồm những sản phẩm vật chất: Công cụ sản xuất, đồ vật con người tạo ra, nhà cửa...
- Nền văn hóa tinh thần gồm những sản phẩm tinh thần như: Tác phẩm văn học nghệ thuật, những phát minh khoa học, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, các mối quan hệ xã hội...
Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì cái gọi là văn hóa vật chất cũng chứa đựng giá trị tinh thần, cái gọi là văn hóa tinh thần bao giờcũng được giữ trong cái "vỏ" vật chất.
Nền văn hóa xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm xã hội lịch sửloài người, những tri thức, những kỹ năng và phẩm chất tâm lý đặc trưng của con người, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc... tạo thành
môi trường xã hội nuôi dưỡng đời sống tinh thần và vật chất của con người.
35
Nền văn hóa xã hội quyết định sự phát triển tâm lý trẻ.
Nền văn hóa xã hội là nguồn gốc, nội dung của sự phát triển tâm lý trẻ. Khác với sinh vật khác, loài người có khả năng "di truyền văn hóa", nhưng khảnăng này chỉ diễn ra trong môi trường xã hội, chỉ có trong
môi trường xã hội trẻ mới được tiếp xúc với con người, trước hết là người lớn, thông qua người lớn trẻ được tiếp xúc với kinh nghiệm xã hội lịch sử, những tri thức, những kỹnăng, kỹ xảo, phẩm chất tâm lý
người, mới hình thành tâm lý người, mới trở thành người. Thực tế những trường hợp em bé sống trong hang thú rừng, trường hợp trẻđược thú dữ nuôi đã chứng tỏ điều này. Vào đầu thế kỷ 20 nhà tâm lý học
Ấn Độ Rít - xinh được tin ở gần một thôn nọ xuất hiện hai con vật kỳ dị giống người nhưng đi bằng bốn chân. Một hôm vào buổi sáng, Rít - xinh dẫn đầu một tốp thợ săn nấp ở gần một hang sói và thấy sói mẹ
dắt lũ con đi đạo chơi, trong bầy đó có hai em bé gái, một em chừng tám tuổi, một em chừng một tuổi
rưỡi, ông đã mang hai em bé đó về nhà cố gắng nuôi dạy. Hai em bé chạy bằng cả hai tay hai chân, trông thấy người thì hoảng sợ lẫn trốn, gầm gừ và đêm rống lên như sói. Em nhỏ Amala đã chết sau đó một
năm. Em lớn Camala sống cho đến năm mười bảy tuổi. Trong thời gian chín năm, về cơ bản em đã bỏ được những tập quán sói lang nhưng khi vội vẫn đi bằng cả hai chân hai tay. Về thực chất, Camala vẫn
chưa nắm được ngôn ngữ, khó khăn lắm mới dạy em sử dụng được cả thảy 40 từ. Như vậy, mặc dù hai em sinh ra mang cấu tạo, chức năng cơ thể con người nhưng không được sống trong môi trường xã hội loài
người không thể có tâm lý người. Tâm lý người không thể nảy sinh nếu không có điều kiện sống của con
người.
Trình độ văn hóa xã hội, quan hệ xã hội quy định nội dung, trình độ phát triển tâm lý trẻ. Chính trình độ văn hóa của những người sống xung quanh trẻ, mức độ phong phú và tinh xảo của phương tiện sống, tính chất quan hệ xã hội trẻ tiếp xúc, biến động xã hội đều chi phối nội dung, trình độ phát triển tâm lý trẻ. Qua kết quả nghiên cứu các đại biểu của bộ lạc sống lối sống nguyên thủy thấy có sự khác biệt đáng kinh ngạc giữa tâm lý của họ với tâm lý người văn minh hiện đại, nhưng sự khác biệt này không phải là biểu hiện của những đặc điểm bẩm sinh nào đó. Chẳng hạn nhà dân tộc học người Pháp Vêla đã tiến hành cuộc thám hiểm ở một vùng hẻo lánh thuộc vùng Paragoay nơi có bộ lạc Goayakin cư trú, họ sống cuộc sống
du canh du cư, thức ăn chính của họ là mật ong rừng, họ có ngôn ngữ rất thô sơ và không tiếp xúc với ai hết. Vêla cũng như nhiều người trước ông, không được may mắn gặp gỡngười Goayakin vì hễ thấy đoàn
thám hiểm đến gần là họ vội vàng lẫn đi ngay. Một hôm, ở một trạm trú họ vừa rời đi, đoàn thám hiểm tìm thấy một em bé gái chừng hai tuổi, có lẽ họ bỏ quên lại trong lúc vội vàng. Vêla đưa em bé này về Pháp gửi mẹ mình nuôi dạy. Hai mươi năm sau, người phụ nữ trẻấy đã trở thành nhà bác học dân tộc học, nắm ba thứ ngôn ngữ.
Mỗi dân tộc, mỗi địa phương có điều kiện sống tựnhiên khác nhau, địa lý khác nhau vì vậy họ có lối sống
lao động khác nhau đã hình thành nên những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau, tạo nên nền văn hóa mang bản sắc dân tộc, vùng miền. Tất cảđiều đó đều ảnh hưởng đến tâm lý, nhân cách trẻ. Nền văn hóa xã hội tác động đến trẻ bằng hai con đường:
2.2.1. Con đường tự phát
Là tác động của các yếu tố của nền văn hóa xã hội trong môi trường sống tới trẻ một cách ngẫu nhiên, không theo mục đích, kế hoạch đặt ra trước.
Ví dụ: Hàng ngày, mỗi lần cho trẻ ngủ mẹhát để ru trẻ ngủ chứkhông có ý định là dạy trẻ hát bài hát đó, nhưng tự nhiên trẻ nghe nhiều lần mà thuộc bài hát đó. Mỗi lần trẻkhát nước, mẹ lấy cốc rót nước vào cho trẻ uống, không có ý thức là dạy trẻ, dần dần mỗi lần khát nước trẻ chỉ cốc đòi lấy nó, rót nước vào cho trẻ
36
uống. Thấy bố hút thuốc, cũng bắt chước lấy điếu thuốc đưa lên miệng giống bố. Nghe thấy trẻ khác nói bậy cũng nói theo...
Bằng con đường tự phát trẻ có thể tiếp thu cái hay, cái dở do cuộc sống đem lại.
2.2.2. Con đường tự giác
Là tác động của các yếu tố của nền văn hóa trong môi trường sống tới trẻ một cách có mục đích, có kế
hoạch, theo phương pháp nhất định nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất tâm lý, nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội.
Đối với trẻ mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi) văn hóa gia đình đóng vai trò đặc biệt đối với sự phát triển trẻ. Gia đình là một tế bào của xã hội, là môi trường xã hội gần gũi trẻ, là sự thể hiện một phần của xã hội rộng lớn. Trong gia đình gồm một số người có lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, tính tình khác nhau, khí chất khác nhau, có vị trí vai trò xã hội khác nhau, họ quan hệ với nhau, với trẻkhông như nhau tạo nên những mối quan hệphong phú đa dạng về tính chất, nội dung, hình thức thể hiện. Gia đình còn là môi trường phong phú vềcác đồ vật, vật nuôi, cây trồng. Vì vậy qua người lớn trong gia đình, trẻcó điều kiện được tiếp xúc với thế giới xung quanh, với kinh nghiệm xã hội lịch sửloài người để học làm người.
Gia đình là môi trường xã hội được tạo dựng nên trên cơ sởtình yêu thương ruột thịt, mọi người quan tâm lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau. Trong gia đình, trẻđược nuôi dạy theo phương thức đặc biệt. Đó là phương
thức giáo dục gia đình: Gia đình nuôi dạy trẻ bằng tình yêu thương ruột thịt, điều đó tạo ở trẻ một cảm giác an toàn về tâm lý và thể chất, trẻ mới mạnh dạn tiếp xúc, thăm dò thế giới xung quanh, tác động lên thế giới xung quanh để phát huy khảnăng tâm sinh lý đang nảy nởở trẻ.
Người lớn dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp, thường xuyên, vừa làm vừa chăm sóc trẻ vừa hướng dẫn trẻ, sai
đâu trực tiếp sửa đấy, trẻ hỏi - mẹđáp, dạy trong tình huống cụ thể, dạy ở mọi lúc, mọi nơi, dạy một cách tự nhiên nhẹ nhàng.
Người lớn chăm sóc dạy trẻ dựa trên đặc điểm riêng của từng trẻ và phù hợp với trẻ. Là điều kiện phát triển cá tính của trẻ.
Giáo dục gia đình mang tính tổng hợp nuôi dạy kết hợp đan xen tựnhiên, khéo léo, cho con ăn có thể trò chuyện, bảo ban nhiều điều, cho con ngủ, hát bài dân ca, đọc thơ giàu hình tượng đầy nhạc tính, ngồi chơi
mẹ có thể kể chuyện cho trẻnghe... Qua phương thức giáo dục gia đình, mẹđưa trẻ vào thế giới văn hóa gia đình, được trẻ thừa nhận, thực hiện hàng ngày một cách tự nhiên, nó in sâu vào tâm hồn trẻnhư thiện tính thứ hai. Nó theo trẻ suốt cuộc đời.