Sự phát triển các thao tác tư duy

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 66 - 67)

VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm

2. Sự phát triển các thao tác tư duy

2.1. Phân tích và tổng hợp

Còn đơn giản về nội dung lẫn hình thức.

Trẻ bé phải dựa vào sự vật cụ thể có trước mắt và trực tiếp hành động thử với chúng. Ví dụ: Để trả lời cô có mấy bông hoa, trẻ phải trực tiếp tiến hành hành động nhặt từng bông xếp vào cạnh nhau và đếm 1, 2, 3, 4 rồi mới trả lời là có 4 bông hoa. Trẻ mẫu giáo nhỡ dựa vào hình ảnh, biểu tượng đã có. Ví dụ: Khi hỏi

trẻ "quả là gì?", trẻ trả lời quả là quả lê, trong có hạt, ăn ngọt, trồng hột xuống đất thì có cây mọc lên. Trẻ

lớn bắt đầu phân tích trong óc.

2.2. So sánh

67

2.3. Trừu tượng hóa và khái quát hóa

Trẻ mẫu giáo có khả năng trừu tượng hóa một cách trực tiếp, cảm tính. Tức là dựa vào cái trực tiếp trông thấy. Chẳng hạn trẻ nhìn thấy người ta vứt mảnh gỗ nhỏ xuống nước, que diêm xuống nước, lá nhỏ xuống

nước, quan sát thấy nó đều nổi, dựa vào đó trẻ đi đến kết luận "các vật nhỏ đều nổi". Khi ta đưa trẻ xem cái kim hỏi ném xuống nước nó có chìm không, trẻ khẳng định nó không chìm vì nó bé. Vì vậy, suy luận của trẻ có tính chất đơn giản, đôi khi không hợp lý. Ví dụ: Thấy bà mỗi khi đọc truyện cho mình nghe phải đeo kính nên muốn đọc được truyện đòi mượn kính bà đểđeo vì nghĩ đeo kính mới biết chữ.

Trẻ mẫu giáo chuyển dần từ khái quát theo sự giống nhau bề ngoài sang khái quát theo đặc điểm bản chất

hơn. Ởđầu tuổi mẫu giáo thường coi công dụng của sự vật và cách dùng chúng là bản chất. Ví dụ hỏi trẻ

"con ngựa là gì?", trẻ trả lời: "Đó là con dùng để cưỡi" hỏi "cái xẻng là gì?", trẻ trả lời là cái "dùng để

xúc". Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ không những lĩnh hội được những khái niệm thuộc về chủng mà còn cả

những khái niệm thuộc về loài, sắp xếp chúng theo một cách nhất định.

Ví dụ: Trẻ gọi tất cả các con chó có màu sắc, độ lớn và hình dáng khác nhau đều là chó. Trẻ còn xếp tất cả

các con chó, ngựa, mèo, bò... vào một nhóm động vật, tức là trẻ đã tiến hành khái quát bậc hai, lĩnh hội những khái niệm chung hơn.

V. HOẠT ĐỘNG TƯỞNG TƯỢNG

Dưới ảnh hưởng của giáo dục kinh nghiệm của trẻđược mở rộng, các hứng thú được nảy sinh, hoạt động của trẻ phức tạp hơn, tưởng tượng của trẻ tiếp tục phát triển trong suốt tuổi mẫu giáo cả về sốlượng lẫn chất lượng, không chỉgiàu hơn mà còn có những nét mới mà tuổi trước không có.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)