Sự phát triển các chức năng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 60)

VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm

2. Sự phát triển các chức năng ngôn ngữ

2.1. Ngôn ngữvà giao lưu

Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữđược phát triển ở tuổi mẫu giáo là chức năng giao lưu, ngôn ngữ trởthành phương tiện giao lưu. Trẻ mẫu giáo bé vẫn sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ

yếu, ngôn ngữ gắn với tình huống cụ thể những người giao tiếp với trẻ trong tình huống đó mới hiểu được, những người ngoài cuộc không nắm được tình huống thì không thể hiểu nổi.

"Tính tình huống" được thể hiện trong ngôn ngữ trẻ bằng nhiều hình thức đa dạng. Điển hình trong ngôn ngữ tình huống của trẻ là bỏ chủ ngữ, phần lớn chủ ngữđược thay thế bằng đại từ (nó, chúng nó, bà ấy) nếu dựa vào ngữ cảnh thì không thể xác định được các đại từđó thuộc về ai (hoặc về cái gì). Ngôn ngữ của trẻcũng chứa nhiều trạng từ, những từđó không giúp xác định rõ hơn nội dung của câu nói, làm cho lời nói thiếu sáng sủa. Chẳng hạn trẻ nói: Ởđấy, ởvườn bách thú nhớ, ở đấy có nhiều con khỉ, ởđấy có voi nữa nhớ, ở đấy có nhiều cá, ở đấy có nhiều người... "ởđấy" trẻ dùng hoàn toàn mang tính hình thức chứ không phải theo nội dung của câu nói.

Nhờ sựgiúp đỡ của người lớn xung quanh dần dần trẻ đã biết dùng ngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp và dùng ngôn ngữ tình huống đúng lúc.

2.2. Ngôn ngữvà tư duy

Ở tuổi mẫu giáo nhờ ngôn ngữ của trẻ đã hòa nhập với tư duy nên ngôn ngữ của trẻđã biến thành phương

tiện đặt kế hoạch và điều chỉnh hành vi thực tiễn của trẻ.

Ởđầu tuổi mẫu giáo ngôn ngữ mình là trung tâm tức là ngôn ngữ xuất hiện trong lúc trẻ hoạt động và nói với chính mình. Trong suốt tuổi mẫu giáo ngôn ngữ mình là trung tâm biến đổi dần, ngôn ngữ của trẻ

không chỉ xác nhận những điều trẻđang làm mà còn chuẩn bịvà định hướng cho hoạt động thực tiễn của trẻ, nó diễn đạt tư duy hình tượng của trẻ, tư duy này xuất hiện trước hành động thực tiễn. Đến tuổi mẫu giáo lớn, ngôn ngữ mình là trung tâm chuyển vào bên trong, biến thành ngôn ngữ bên trong. Nếu trong lúc làm việc, trẻ không giao tiếp với ai thì trẻ thường im lặng làm việc, có nghĩa là ngôn ngữ vẫn giữ chức

năng "đặt kế hoạch" thầm ởtrong đầu.

II. HOẠT ĐỘNG NHẬN CẢM

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)