VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm
2. Sự phát triển các loại trí nhớ
Trong lứa tuổi mẫu giáo, trí nhớ trực quan hình tượng là chủ yếu, những tài liệu trực quan (sự vật và hình
ảnh của nó) được trẻ ghi nhớ tốt hơn nhiều so với tài liệu ngôn ngữ. Sự vật được trẻ nhớ lại, hình dung lại một cách sinh động, sáng tỏnhư trẻđược tri giác lại sự vật đó một lần nữa.
Đồng thời trí nhớ ngôn ngữ bắt đầu hình thành ở trẻ mẫu giáo. Trẻ chỉ nhớ những từ cụ thể, không nhớ được những từ trừu tượng (vì trẻ không hiểu hết ý nghĩa của nó). Trong tài liệu ngôn ngữ, những gì được mô tảhình tượng, đặc biệt là mô tả có tính chất diễn cảm được giữ lại trong trí nhớ tốt hơn nhiều (so với những lời mô tảkhô khan). Như những sự kiện nào đó trong câu chuyện nghệ thuật được diễn tả một cách
sinh động, diễn cảm, đi sâu vào tình cảm trẻ ghi nhớlâu hơn, nhưng khi mô tả khô khan về những sự kiện
ấy thì sẽ bị trẻ quên ngay lập tức.
Trí nhớ vận động, rất quan trọng đối với trẻ nó tạo điều kiện cho trẻ học tập và lao động sau này. Ở trẻ 4 - 6 tuổi đã hình thành một số kỹ xảo lao động tự phục vụ, kỹ xảo thể dục (chạy, nhảy...), kỹ xảo học tập (cầm kéo, cắt dán, cầm bút vẽ).
Tóm lại: Khối lượng ghi nhớ, tính chính xác, tính bền vững, tính hệ thống của trí nhớđược tăng dần qua
các độ tuổi và phụ thuộc vào tính chất của tài liệu, tính tích cực hoạt động và các dạng hoạt động khác nhau. Trí nhớ của trẻđược tiếp tục phát triển trong suốt tuổi đi học ở phổ thông. Nhờảnh hưởng của việc học tập có hệ thống, trí nhớ có chủđịnh mới chỉ có mầm mống ở tuổi mẫu giáo sẽđược phát triển ở mức
độcao, đồng thời các biện pháp ghi nhớý nghĩa cũng được hoàn thiện dần.
IV.HOẠT ĐỘNG TƯ DUY