TIẾN TỚI BƯỚC NGOẶT 6 TUỔI VÀ CHUẨN BỊ TRÌNH ĐỘ SẴN SÀNG VỀ MẶT TÂM LÝ CHO TR Ẻ VÀO LỚP 1 PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 98 - 100)

1. Bước ngoặt 6 tuổi

Các nhà tâm lý học coi thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng, giữa một bên là đứa trẻ

bé nhỏđang phát triển để hoàn thiện các cấu trúc tâm lý của con người mà hoạt động chủđạo là vui chơi chưa thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào của xã hội với một bên là một học sinh đang thực hiện một nghĩa

vụ xã hội giao cho bằng hoạt động học tập nghiêm túc. Đứng về mặt phát triển tư duy thì bên này cột mốc

đứa trẻ mới có biểu tượng về sự vật, sang phía bên kia là hình thành được những khái niệm về sự vật.

Bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt trong đời sống trẻ. Là sự chuyển qua một lối sống mới và những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ mới với người lớn và với bạn cùng tuổi.

Ởđộ tuổi mẫu giáo lớn là thời kỳ trẻđang tiến vào bước ngoặt đó với sự biến đổi của hoạt động chủđạo. Hoạt động vui chơi vốn giữ vị trí chủđạo trong suốt thời kỳ mẫu giáo, nhưng vào cuối tuổi này, hoạt động

99

vui chơi không còn giữ nguyên dạng hoàn chỉnh của nó mà đang dần dần bị phá vỡ, biểu hiện ở sự xuất hiện nhiều trò chơi có luật, những yếu tố của hoạt động lao động, học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ

vị trí chủđạo ởgiai đoạn sau bước ngoặt 6 tuổi. Đây là sự kiện quan trọng các nhà giáo dục cần phải quan tâm, một mặt để giúp cho trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻcó đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông.

2. Chuẩn bịtrình độ sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ vào lớp 1 phổ thông

Việc chuẩn bị trình độ sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ vào học tập ở lớp 1 phổ thông là nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất của giáo dục mẫu giáo, đặc biệt là độ tuổi mẫu giáo lớn.

Không phải ngay từ khi bắt đầu đi học trẻ đã hình thành những nét tâm lý đặc trưng cho một học sinh. Những nét tâm lý này chỉ có thểđược hình thành trong bản thân hoạt động học tập do ảnh hưởng của việc giáo dục và dạy học ởnhà trường phổ thông. Vì vậy chuẩn bị trình độ sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ vào lớp một phổ thông tức là chuẩn bị những tiền đề của những nét tâm lý đặc trưng cho một học sinh phổ thông, đủđể trẻ có thểthích nghi bước đầu với điều kiện học tập có hệ thống ởtrường phổ thông. Những tiền đề này bao gồm:

Hình thành ở trẻ lòng mong muốn trởthành người học sinh nghiêm chỉnh. Lòng mong muốn này được biểu hiện vào cuối tuổi mẫu giáo ởđại đa số trẻ em. Trẻ bắt đầu ý thức được rằng việc tham gia vào trò

chơi để được làm giống như người lớn chỉ là giả vờ, còn địa vị người lớn mà trẻ thấy mà mình có thể vươn tới được chính là địa vị của người học sinh, trong đó học tập trở thành một nhiệm vụ thật sự. Hầu hết trẻtrước ngày tới trường đều hồi hộp mong sao mau đến ngày đấy, cái hấp dẫn trẻđến học ởtrường phổ thông chính là đặc điểm bên ngoài của cuộc sống người học sinh như: Có cặp sách, hộp bút, có góc học tập, trống vào lớp, cô giáo cho điểm... sức hấp dẫn của những nét bềngoài này cũng có ý nghĩa tích cực, nó biểu hiện khát vọng chung của trẻ là muốn được thay đổi địa vị của mình trong xã hội.

Trình độ phát triển ý chí của trẻ phải đủ sức để có thểđiều khiển hành vi của mình tuân theo nội quy của

nhà trường và thực hiện những yêu cầu của giáo viên hay tập thể lớp đề ra, tựgiác tuân theo quy định nơi

công cộng.

Tính chủđịnh của các hoạt động tâm lý cũng cần được tăng tiến để trẻ có thểkiên trì theo đuổi mục đích

học tập và tiếp nhận những tri thức khoa học có hệ thống, vấn đề này có nhiều khó khăn với trẻ mới đến

trưòng, dần dần trong quá trình học tập tính chủđịnh của các quá trình tâm lý sẽđược tăng tiến rõ rệt. Những thao tác trí tuệnhư quan sát, trí nhớ, tư duy... cần phải đạt tới mức nhất định đủđể có thểlĩnh hội tri thức một cách dễdàng. Đứa trẻ bước vào trường phổ thông cần phải có vốn tri thức nhất định về thế

giới xung quanh, nhưng quan trọng không phải là sốlượng tri thức mà là chất lượng của nó đó là những tri thức chính xác, rõ ràng và có hệ thống của các biểu tượng đã được hình thành ở trẻ.

Cần khơi dậy ở trẻ lòng ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên và cuộc sống xã hội, khơi dậy ở trẻ hứng thú nhận thức tức là hứng thú đối với bản thân nội dung các tri thức thu nhận được ở các môn học.

Trình độ phát triển ngôn ngữđược coi là một điều kiện hết sức quan trọng trong việc lĩnh hội các tri thức về khoa học tựnhiên cũng như khoa học xã hội. Bởi vậy cuối tuổi mẫu giáo, việc sử dụng thông thạo tiếng mẹđẻđược coi là một yêu cầu nghiêm túc. Trước khi đến trường trẻ phải biết nói năng mạch lạc, khi giao tiếp với người xung quanh biết sử dụng ngôn ngữnhư một phương tiện đểtư duy.

100

Những phẩm chất của nhân cách giúp trẻ gia nhập vào tập thể lớp, tìm được vị trí của mình trong tập thể đó, có ý thức trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động chung. Đó là động cơ xã hội hành vi, là cách ứng xử

với những người xung quanh, là kỹ năng xác lập và duy trì mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các bạn cùng tuổi được hình thành trong suốt thời kỳ mẫu giáo.

Việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻđến trường phổ thông phải được thực hiện trong các trò chơi

và các dạng hoạt động sáng tạo, chính trong các dạng hoạt động đó lần đầu tiên đã nảy sinh những động

cơ xã hội tích cực của hành vi, hình thành hệ thống thứ bậc động cơ, hình thành và phát triển các hành

động trí tuệ, phát triển kỹnăng thiết lập những quan hệ với bạn bè... Tất nhiên nó không diễn ra một cách tự nhiên mà phải có sựhướng dẫn thường xuyên của người lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra một số thuộc tính tâm lý và những tri thức, kỹnăng cần thiết được hình thành trong những hình thức dạy học đặc biệt thông qua các "tiết học". Trong các "tiết học" đó trẻ có dịp rèn luyện những kỹnăng

cần thiết cho việc học tập ở trường phổ thông và nâng cao mức độ của tính chủ định trong các quá trình nhận thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học trẻ em - Nguyễn Ánh Tuyết. Tài liệu chính thức giáo viên Nhà trẻ - Mẫu giáo hệ sự phạm 12 + 2.

2. Tâm lý học trước tuổi học – Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Phạm Hoàng Gia - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992.

3. Tâm lý học - A.V.Dapadôgiét - Phạm Minh Hạc - Đức Minh (dịch) - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1974.

4. Tâm lý học trẻ em - A.A.Luiblinkaia - Trương Anh Tuấn - Trần Trọng Thủy (dịch) - Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh - 1978.

5. Tâm lý học tuổi mầm non - Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) - Nguyễn Như Mai - Nguyễn Kim Thoa,

ĐHSPI, Hà Nội, 1994.

6. Tâm lý học - Phạm Minh Hạc (Chủ biên) - CĐSP.

7. Tâm lý học - ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 98 - 100)