Nguyện vọng độc lập và sự khủng hoảng của tuổi lên ba

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 58 - 59)

VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm

3.Nguyện vọng độc lập và sự khủng hoảng của tuổi lên ba

Khi trẻ"tách" được mình ra khỏi người khác và có ý thức về những khảnăng của chính mình thì đồng thời

cũng xuất hiện một thái độ mới đối với người lớn. Trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn giống

như người lớn và làm những việc như người lớn. Mặc dù trẻ thường nói khi lớn lên sẽ thế này, thế nọ nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ chịu chờđến khi lớn lên. Thực tế là trẻ muốn trở thành "người lớn" ngay tức khắc. Điều này biểu hiện ở nguyện vọng được độc lập, trẻ thường muốn làm theo ý mình và tự

làm tất cả, không muốn người lớn can thiệp vào. Chẳng hạn, trẻlên ba thường hay nói: "Con tựxúc cơm",

hay "Con tự rửa tay"... không muốn người lớn can thiệp vào những việc đó. Đây là dấu hiệu của sựtrưởng thành rất đáng mừng. Nhưng cùng với nó trẻ lại trở nên bướng bỉnh, thường làm những việc mà người lớn cấm hoặc bảo làm một đằng thì lại làm một nẻo. Chẳng hạn: Bảo không được nghịch dao kẻo đứt tay thì cứ cầm và nghịch nó; Đồchơi để la liệt không chơi đến, bảo cho bạn mượn thì ôm hết vào lòng không cho bạn mượn; Bảo chào khách thì lại quay mặt đi không chào. Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình. Kể cả những thứ không thể là sở hữu riêng được. Có cháu lên ba nói: "Em không cho chị hát bài hát của em". Do đó tính ích kỷ càng có dịp phát triển. Các nhà tâm lý học gọi đó là thời kỳ khủng hoảng của tuổi lên ba - Nó là tất yếu, là tạm thời, mang tính chuyển tiếp tạo

59

Đối với những đứa trẻ đang ở vào tình trạng "khủng hoảng", người lớn thường gặp khó khăn trở ngại trong quan hệ với trẻ. Nếu được giáo dục đúng đắn, nếu người lớn kịp thời nhận thấy những khảnăng mới của trẻ và thỏa mãn nhu cầu muốn độc lập của trẻ bằng cách tạo ra những hình thức hoạt động mới, những quan hệ mới với người lớn, biết cách hướng dẫn để trẻ tự làm lấy một số việc như tự xúc lấy cơm ăn, tự

mặc lấy quần áo hoặc làm một số việc đơn giản đểgiúp đỡ cha mẹ, cô giáo thì trẻ vẫn biết vâng lời mà

tính độc lập vẫn phát triển, sự khủng hoảng sẽđược rút ngắn và vượt qua một cách nhẹ nhàng. Nếu người lớn còn quá coi thường cuộc khủng hoảng này mà không thay đổi các biện pháp giáo dục cho phù hợp thì sự "khủng hoảng" của tuổi lên ba sẽ kéo suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề sau này.

Chương 5: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO (3 tuổi– 6 tuổi) I. HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 58 - 59)