Sự phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 59 - 60)

VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm

1.Sự phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp

Tuổi mẫu giáo hoạt động ngôn ngữđược tiếp tục phát triển mạnh.

- Vốn từ tăng lên rất nhiều. Cuối 2 tuổi có khoảng 300 - 400 từ. Đến 7 tuổi có khoảng 3000 - 4000 từ.

Tăng về tất cả các loại từ: Danh từ, tính từ, động từ, đại từ, nhưng sử dụng tính từ còn chậm. Nói chung vốn từ đủ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Để phát triển vốn từ cho trẻ cô giáo cần tăng cường cung cấp vốn từ phong phú trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, học tập (tìm hiểu môi trường xung

quanh, thơ, truyện).

- Khảnăng phát âm của trẻ. Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữđược mở rộng, tai âm vịthường xuyên được luyện tập tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói, đồng thời cơ quan phát âm cũng được

trưởng thành dần. Nên trẻ mẫu giáo nhạy bén trong việc tiếp thu các đặc điểm phát âm của người xung quanh, trẻ hay bắt chước, bắt chước khá nhanh đặc điểm phát âm của họ. Vì vậy trong giao tiếp với trẻ,

người lớn đặc biệt là cô giáo cần phát âm chính xác, rõ ràng, mẫu mực cho trẻ học tập.

Do trẻ không biết điều khiển bộ máy phát âm của mình và thính giác ngôn ngữchưa phát triển đầy đủ, trẻ chưa biết cách phân tích các từ thành những âm thành phần và xác định trình tự âm nên khảnăng phát âm

của trẻ còn hạn chế, trẻ 3 - 4 tuổi phát âm chưa thành thạo, nhờảnh hưởng của công tác giáo dục trẻ nắm

được cách phát âm các âm thanh đúng hơn.

Trẻ có thểphát âm khá chính xác các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi thì đến cuối tuổi mẫu giáo mới phát âm chính xác. Trẻhay thay đổi nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn. Ví dụ: Chiếp chiếp thành chip chip,

khoanh tay đổi thành khanh tay.

+ Âm vịđầu tiên trẻ phát âm rõ là âm: m, b, v.

+ Âm vịphát âm chưa chính xác. Hoặc ít phát âm ởđầu tuổi mẫu giáo là âm: t, d, kh, th, h. Đầu tuổi mẫu

giáo thường thay thế các âm vị: Ví dụ:

• Thịt = xịt

• Tôm to = chôm cho • Mẹ Liên = mẹ nhiên

60

Để trẻphát âm đúng, cô giáo mẫu giáo cần luyện tập riêng cho trẻ, giúp trẻ phân biệt và lặp lại đúng âm vị

khó, dạy trẻ dùng thính giác phân tích các âm vịnghe được.

- Ngữ pháp: Trẻ mẫu giáo biết nói đúng tiếng mẹđẻở mức phổ thông. Cấu trúc ngữ pháp tiến dần tới chỗ

hoàn thiện. Trẻ 3 - 6 tuổi đã có đủ các loại câu, nhưng chủ yếu là câu đơn (đặc biệt là mẫu giáo bé). Trẻ 4 - 5 tuổi bắt đầu sử dụng câu phức.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 59 - 60)