HOẠT ĐỘNG NHẬN CẢM

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 41 - 42)

Như ta biết muốn có cảm giác xuất hiện thì phải có sựtác động của vật kích thích và phải có sự sẵn sàng về mặt giải phẫu, chức năng toàn bộ bộ máy phân tích: Cơ quan cảm thụ ngoại biện - bộ máy nhận cảm, đường dẫn truyền và bộ phận trung ương của bộ máy phân tích hợp bởi một nhóm tế bào ở vỏ

bán cầu đại não. Nhưng ngoài sự sẵn sàng đó của bản thân, con người còn cần có một số kinh nghiệm sống nào đó (Thí dụ: Biết về màu sắc, âm thanh, hình dạng... Tách biệt, so sánh, gộp từng loại sắc độ các thuộc tính đó vào một nhóm). Vì vậy mặc dù từ lúc mới sinh có vô số những kích thích đa dạng tác động lên hệ thống thần kinh, nhưng chỉ có một số kích thích và cũng chỉ dần dần nó mới gây được phản ứng

được gọi là cảm giác.

Trong những tuần lễ đầu ở trẻ chỉ mới nảy sinh cảm giác được biểu hiện ở những phản ứng vận

động của trẻ. Ví dụ: Giật mình khi có tiếng kẹt cửa mạnh, cựa mình hoặc khóc khi tã ướt.

Nguồn gốc của những phản ứng này là những phản xạđịnh hướng. Sự xuất hiện của cảm giác và phân biệt chúng còn gặp khó khăn do hoạt động của cơ quan phân tích chưa hoàn thiện.

Do giác quan được luyện tập tiếp nhận các ấn tượng người lớn mang lại cho trẻ trong quá trình

chăm sóc và giao tiếp với trẻ mà hệ thần kinh và các giác quan được hoàn thiện dần. Đến tháng thứ ba, tháng thứtư ở trẻ xuất hiện sự phân tích và tổng hợp các phức hợp kích thích phức tạp trẻ bắt đầu tri giác sự vật.

Đặc điểm nổi bật là trẻ bắt đầu tri giác trước hết cái gì có ý nghĩa hơn cả với cuộc sống của trẻ, cái gì có liên quan với sự thỏa mãn nhu cầu cuộc sống trẻ. Chẳng hạn, trước hết trẻtách người mẹchăm sóc

trẻ ra khỏi xung quanh và sớm tri giác được mẹ, phân biệt mẹ với người xung quanh.

Về sau phạm vi các sự vật hiện tượng được trẻ tri giác ngày càng mở rộng. Hành động tay cầm nắm đồ vật và chơi nghịch với đồ vật bắt đầu từ tháng thứba có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tri giác trẻ. Chính sự hoạt động phối hợp giữa tay và mắt trong khi chơi nghịch, cầm nắm đồ vật tạo nên

đường dây liên hệ thần kinh giữa kích thích thị giác, da và vận động là điều kiện để trẻtri giác đúng đắn thực tại xung quanh. Mặt khác các hành động sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (khi ăn, khi rửa mặt...) cũng như sờ mó các vật thể trong các trò chơi khác nhau của trẻ càng ngày càng phong phú và phức tạp hơn, nhờ vậy mà tri thức của trẻcũng ngày càng phong phú và chính xác hơn.

Từ tháng thứ 10 - 11 xuất hiện tri giác nhìn hình dạng và độ lớn, thể hiện sau khi nhìn đồ vật định lấy trẻđã đặt bàn tay phù hợp với thuộc tính của đối tượng.

III.HOẠT ĐỘNG TRÍ NHỚ

Trẻ mới sinh chưa có trí nhớ. Trong năm đầu, trẻtích lũy được một số kinh nghiệm thực tiễn và cảm tính mà ở trẻ những biểu tượng sơ đẳng được hình thành. Sau 5 tháng trẻ nhận ra mẹ qua giọng nói. Thí dụ, hàng ngày mẹ chăm sóc trẻ, mẹ chưa đến gần trẻ, chỉ mới nghe thấy tiếng nói của mẹ trẻ đã có

42

những phản ứng dương tính. Dần dần phạm vi các sự vật nhận lại được mở rộng, trẻ nhận ra đồ vật, đồ chơi quen thuộc, người thân trong gia đình. Thời gian giữa 2 lần tri giác có thể nhận lại được tăng lên.

Nếu trẻ 8 - 9 tháng nhận ra người quen sau 2 - 3 tuần xa cách thì trẻ 2 tuổi có thể nhận ra người quen sau

một tháng rưỡi và hai tháng không gặp lại.

Cuối năm thứ nhất, trẻ có khả năng nhớ lại. Thí dụ: Trẻ cố tìm vật thể bị mất, quay đầu về sự vật

được gọi đến. Điều này nói lên rằng ở trẻ có thể nhớ lại sự vật không được tri giác lúc này.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 41 - 42)