HOẠT ĐỘNG TƯỞNG TƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 25 - 28)

1. Tưởng tượng là gì?

Con người không chỉ có thểhình dung được sự vật, hiện tượng trước đây tri giác, mà còn có thể hình dung

được những cái chưa bao giờ gặp trong đời. Nói một cách khác, người ta không chỉ có thể nhớ lại cái đã

trải qua mà còn có thểtưởng tượng ra một cái gì mới lạ.

Khi đọc cuốn lịch sử mô tả sự kiện xảy ra trong lịch sử, hoặc nghe cô giáo kể về những sự kiện đó, chúng ta hình dung được những sự kiện ấy, mặc dù chưa được chứng kiến những sự kiện đó bao giờ.

Ta có thểhình dung được kết quảhành động trong tương lai của ta, và có thểhình dung được cả tiến trình, cách tiến hành hành động đó đểđạt được kết quả mong muốn trong tương lai đó.

Trong trò chơi trẻ hình dung được tình huống chơi, hoàn cảnh chơi, bổ sung những vật không có bằng những vật khác và tựhình dung ra đó là vật mình đang cần.

26

Hình ảnh tưởng tượng là hình ảnh mới, nhưng nó được xây dựng dựa trên cơ sở những tài liệu đã nhận

được qua tri giác và tài liệu do trí nhớ giữ lại. Muốn tưởng tượng được phải dựa trên tri thức và kinh nghiệm cũ.

Khi nghe cô giáo mô tả trận đánh lịch sử của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng để hình dung được trận

đánh trong lịch sửđó học sinh phải dựa vào những ấn tượng thu được từ quan sát thực tiễn (vềdòng nước thủy triều của dòng sông, những cọc gỗ nhọn đã thấy... Hoặc dựa vào tri thức đã thu nhận được qua tranh,

ảnh...)

Người ta xây dựng hình ảnh con rồng dựa vào những biểu tượng đã có về một số con vật: sư tử, rắn, cá, chim... mà biến đổi đi và sắp xếp lại những biểu tượng đó.

Vì vậy, tưởng tượng là hoạt động phản ánh của con người nhằm tạo ra những hình ảnh mới chưa có trong

kinh nghiệm của cá nhân hoặc chưa có trong kinh nghiệm của xã hội, bằng cách làm sống dậy và biến đổi

đi những biểu tượng về hiện thực đã có trong kinh nghiệm của cá nhân.

2. Các loại tưởng tượng

Có nhiều cách phân loại tưởng tượng.

2.1. Căn cứvào đặc điểm và nguyên nhân phát sinh

Có hai loại tưởng tượng:

- Tưởng tượng không chủđịnh: Là loại tưởng tượng kết hợp biểu tượng đã có thành biểu tượng mới không có sự kiểm tra của ý thức.

- Tưởng tượng có chủ định: Là xây dựng nên những biểu tượng mới tùy theo nhiệm vụ đặt ra cho hình thức hoạt động nhất định.

2.2. Căn cứ vào đặc tính của biểu tượng tưởng tượng cũng như nhiệm vụđặt ra cho hoạt động

Có hai loại tưởng tượng:

- Tưởng tượng tái tạo: Là chỉ qua lời mô tảhình dung ra đối tượng đã có trong hiện thực nhưng chưa được tri giác bao giờ.

- Tưởng tượng sáng tạo: Là tạo ra những biểu tượng mới chưa có trong hiện thực.

- Ước mơ: Là xây dựng lên hình tượng trong tương lai mong muốn nhưng chưa thực hiện được, có khi trước mắt cũng không thể thực hiện được.

3. Vai trò của tưởng tượng

Tưởng tượng có vai trò lớn trong nhận thức và hoạt động của con người. Giúp con người nhận thức thế

giới và cải tạo thế giới. Trong công tác giảng dạy và giáo dục, tưởng tượng giúp giáo viên hình dung được trong óc bài giảng, nội tâm học sinh, lường trước được khó khăn và cách giải quyết.

IX. CHÚ Ý

1. Chú ý và vai trò của chú ý 1.1. Chú ý là gì? 1.1. Chú ý là gì?

27

Hàng ngày, hàng giờ có vô số sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh tác động vào ta, nhưng ta không

phản ánh tất cả mọi sự vật, hiện tượng ấy đều như nhau, mà chỉ có sự vật nào tạo ra ở ta một sự chú ý thì ta mới phản ánh nó một cách không rõ ràng, chính xác. Còn các sự vật hiện tượng khác thì chỉđược phản ánh một cách lờ mờ. Nói một cách khác trong cùng một lúc ta có thể chú ý tới đối tượng này mà không

chú ý đến những sự vật, hiện tượng khác.

Chú ý là trạng thái tâm lý giúp cho các quá trình tâm lý định hướng xung quanh, nhờ đó ta phản ánh

chúng được rõ ràng, đầy đủ và chính xác.

Trạng thái chú ý bao giờcũng đi kèm với những quá trình tâm lý như chú ý nghe, chú ý suy nghĩ...

1.2. Vai trò của chú ý

Chú ý giữ vai trò quan trọng trong nhận thức thế giới xung quanh và trong hoạt động thực tiễn của con

người. Nhờcó chú ý con người nhận thức thế giới xung quanh đầy đủ, chính xác, có hiệu quảhơn. Nhờ có

chú ý mà con người tiến hành lao động có tổ chức, có kỷ luật và đạt kết quả cao.

Có thể nói chú ý có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động học tập, lao động, nghiên cứu khoa học.

2. Các loại chú ý

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra chú ý mà ta phân ra 2 loại chú ý.

2.1. Chú ý không chủđịnh

Là loại chú ý không được định trước, không có mục đích, không có kế hoạch. Do nguyên nhân bên ngoài

gây nên như tính chất mới mẻ bất thường của màu sắc, hình dạng, kích thước... hoặc kích thích mạnh. Loại chú ý này không đòi hỏi cố gắng, nỗ lực, không gây căng thẳng thần kinh. Nhưng nó kém bền vững.

2.2. Chú ý có chủđịnh

Là sự chú ý có mục đích, có kế hoạch, có sự nỗ lực của ý thức nhằm thực hiện tốt một hoạt động nào đó.

Loại chú ý này bền vững, có tính tổ chức nhưng căng thẳng thần kinh, dễ mệt mỏi.

2.3. Sự chuyển hóa lẫn nhau của chú ý không chủđịnh và chú ý có chủđịnh

Chú ý không chủđịnh có thể chuyển thành chú ý có chủđịnh và ngược lại.

Tóm lại: Cả hai loại chú ý đều có ưu nhược điểm riêng, đều cần thiết cho cuộc sống hoạt động của con

người. Khi tổ chức các hoạt động cô giáo cần tạo ra sự chuyển hóa giữa 2 loại chú ý nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của mọi loại chú ý.

3. Các thuộc tính của chú ý 3.1. Sự tập trung chú ý 3.1. Sự tập trung chú ý

Là khảnăng hướng chú ý vào một phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng tốt nhất.

3.2. Sự phân phối chú ý

28

Sự phân phối chú ý không phải là chú ý đến tất cả các đối tượng như nhau mà bao giờ cũng tập trung ở

hoạt động then chốt, hoặc chủ yếu.

3.3. Khối lượng chú ý

Là sốlượng mục tiêu con người có thểchú ý đầy đủ, rõ ràng như nhau cùng một lúc.

3.4. Tính bền vững của chú ý

Là khảnăng chú ý lâu dài vào một hay một vài đối tượng nhất định.

3.5. Sự di chuyển chú ý

Là khảnăng đang chú ý vào đối tượng này lại có thể tập trung ngay vào đối tượng khác khi cần thiết. Những thuộc tính trên của chú ý được thể hiện rõ nét ởngười có khảnăng chú ý tốt. Những thuộc tính này

có được qua quá trình rèn luyện của bản thân trong hoạt động. Trái lại sựđãng trí những thuộc tính này ở

mức thấp hoặc không có.

X. XÚC CẢM TÌNH CẢM 1. Xúc cảm tình cảm

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)