Quy luật phát triển không đồng đều

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 38 - 41)

II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ

5. Quy luật phát triển không đồng đều

5.1. Sự phát triển không đồng đều diễn ra ở mỗi đứa trẻ trong những chặng đường phát triển

Quá trình phát triển tâm lý của mỗi cá nhân đứa trẻ diễn ra không đồng đều, có thời kỳ chuyển biến tương đối chậm, từ từ, trong thời gian đó trẻ vẫn giữnguyên nét tâm lý cơ bản. Có thời kỳ biến đổi rõ rệt, nhảy vọt, có liên quan đến sự diệt vong, mất đi những nét tâm lý cũ, xuất hiện những nét tâm lý mới, có khi khiến người xung quanh không nhận ra được trẻ nữa. Những chuyển biến nhảy vọt đó gọi là đột biến trong sự phát triển. Chúng xuất hiện ở tất cả mọi trẻ sống trong điều kiện giống nhau xấp xỉ vào cùng một lứa tuổi cho phép ta chia thời kỳthơ ấu thành một sốgiai đoạn lứa tuổi. Tất cả các trẻ em trong cùng một

giai đoạn lứa tuổi phát triển tâm lý có những nét tâm lý cơ bản chung là thái độ của trẻ đối với thế giới xung quanh, là hứng thú của trẻ và các dạng hoạt động bắt nguồn từ các nhu cầu hứng thú đó. Từđó ta có

sựphân định các giai đoạn lứa tuổi mầm non theo hoạt động chủđạo như sau:

- Từ lọt lòng đến 15 tháng gọi là tuổi hài nhi, hoạt động chủđạo là giao lưu xúc cảm trực tiếp. - Từ15 tháng đến 36 tháng gọi là tuổi ấu nhi, hoạt động chủđạo là hoạt động với đồ vật.

39

- Từ3 đến 6 tuổi gọi là tuổi mẫu giáo, hoạt động chủđạo là hoạt động vui chơi (trung tâm là trò chơi đóng

vai theo chủđề).

Ý nghĩa thực tiễn của cách phân chia này, là tạo điều kiện cho việc xác lập những biện pháp giáo dục thích hợp cho từng giai đoạn phát triển và cho sự liên hệ giữa chúng.

Cách phân chia này chỉlà tương đối, giới hạn tuổi các giai đoạn có thểthay đổi tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội mỗi nước, mỗi vùng, phong tục tập quán... nét tâm lý riêng mỗi cá nhân.

Trong tiến trình phát triển của trẻ còn thấy những giai đoạn phát cảm của một vài chức năng tâm lý, là giai đoạn có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển các chức năng đó. Đặc biệt là sự chín muồi của hệ thần kinh. Chẳng hạn ở trẻ từ2 đến 5 tuổi là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ

nhanh. Xuất hiện thời kỳ phát cảm có nghĩa là xuất hiện một khả năng mới. Vì vậy người lớn cần phát hiện đúng thời kỳ phát cảm của trẻ để giúp trẻ luyện tập thành thục. Nếu phát hiện sớm hơn thì có hại, chậm hơn thì bỏ mất thời cơ.

5.2. Sự phát triển không đồng đều diễn ra trong sự phát triển của nhiều trẻ

Trong sự phát triển tâm lý của trẻ có sự khác biệt căn bản giữa trẻ này và trẻ khác trong nhịp độ phát triển tâm lý, nhịp độ nắm từng dạng hoạt động, nhịp độ phát triển các quá trình tâm lý, phẩm chất tâm lý. Bên cạnh những khác biệt trong nhịp độ phát triển, ở trẻ còn bộc lộ những khác biệt trong phẩm chất tâm

lý cá nhân như hứng thú, các nét tính cách và năng lực...

Thí dụ: Có trẻ ham hiểu biết. Có trẻ hay cáu gắt, nổi nóng. Có trẻ điềm tĩnh, tốt bụng hay có trẻcó năng

lực âm nhạc, vẽ...

Việc xác định nguyên nhân của sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cách đối xử cá biệt trong công tác giáo dục.

Ta biết rằng những mầm mống bẩm sinh (tư chất) ở trẻ giúp cho sự phát triển những năng lực chuyên biệt hay những trẻ em có khuyết tật ởnão như bệnh di truyền, đầu óc kém phát triển, chấn thương lúc sơ sinh đều dẫn đến tình trạng phát triển tâm lý chậm, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới không phát triển tâm lý được. Tuy nhiên những đặc điểm bẩm sinh di truyền chỉ tạo những điều kiện tốt hơn hay xấu

hơn cho sự phát triển của trẻ. Còn bản thân các năng lực cũng như những phẩm chất tâm lý thì được hình thành trong quá trình sống do ảnh hưởng của giáo dục. Sự khác biệt trong tâm lý những trẻ khác nhau còn do tính tích cực hoạt động của trẻ, sống trong cùng một môi trường nhưng những đứa trẻ khác nhau sẽ lựa chọn tác động của môi trường khác nhau.

Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ cần phải chú ý đến đặc điểm cá nhân để lựa chọn tác động giáo dục phù hợp với đặc điểm cá nhân đểcá nhân đạt trình độ phát triển đủ cao. Đồng thời can thiệp tích cực vào sự phát triển của trẻ, khuyến khích những phẩm chất tốt, uốn nắn những phẩm chất chưa tốt.

Phần 2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN LỨA TUỔI TRẺ EM

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ HÀI NHI (lọt lòng – 15 tháng) I. HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ

40

Nhu cầu giao lưu xúc cảm trực tiếp là cơ sở xuất hiện sự bắt chước âm thanh trong ngôn ngữcon người ở

trẻ hài nhi.

Ở cuối tháng thứ 2 đầu tháng thứ 3 trẻ nảy sinh "phức cảm hớn hở" - Là phản ứng xúc cảm tích cực khi

giao lưu với người xung quanh, trạng thái xúc cảm làm trẻ tích cực hơn trong giao lưu với người xung quanh, trẻ bắt đầu yên lặng, lắng nghe người lớn nói với nó, chú ý theo dõi hành vi của người lớn, thử bắt

trước cửđộng và âm thanh của người lớn.

Sau 3 tháng trẻ luôn phát ra những âm thanh "gừ gừ". Âm thanh này phát ra mạnh hơn khi người lớn cúi xuống gần trẻ. Khi trẻ phát ra những âm thanh thì đồng thời trẻcũng lắng nghe những âm thanh đó, có khi

nó bắt chước âm thanh tự mình phát ra ngẫu nhiên khá lâu. Khoảng tháng thứ 4 trẻ bắt chước khá rõ nhịp

điệu của các âm được phát ra như: ư – ư - ư; a – a - a. Đây chính là hình thức trò chơi âm thanh ở trẻ, có tác dụng luyện bộ máy phát âm.

Khoảng tháng thứ 6 - 7 trong tiếng bi bô của trẻ phát ra một dãy âm vận, được tạo bởi nguyên âm có thanh

được kết hợp với phụ âm lặp đi lặp lại thành vần như: a - pa – pa; a - ba - ba. Việc phát ra những âm thanh bập bẹ này làm trẻ thích thú, nhiều khi trẻ kéo dài trong suốt thời gian thức. Điều này có ý nghĩa quan

trọng trong sự hoàn thiện dần cách sử dụng môi lưỡi và hơi thở diễn ra song song với tiếng bập bẹ chuẩn bị cho việc học nói sau này.

Giữa tuổi hài nhi, trong giao lưu với trẻngười lớn thường hay hướng tri giác nhìn và nghe của trẻvào đối

tượng và hành vi mà họ nhắc tới nên khoảng tháng 7 - 8 trẻ đã bắt đầu liên kết các tổ hợp âm thanh nhất

định với ấn tượng mà trẻđã nhận được hoặc với hành động trả lời của mình. Ví dụ:

- Ta bế trẻđến chỗ đồng hồ ở trên bàn chỉ cho trẻxem đồng hồ và nói "đồng hồ" nhiều lần như vậy, sau

đó khi nghe thấy tiếng nói "đồng hồ" lập tức trẻquay đầu nhìn vềphía đồng hồđể trên bàn. Thậm chí nếu ta cất đồng hồ chỗ khác trẻ vẫn quay đầu nhìn về phía chỗcũ vẫn đểđồng hồ.

- Mỗi lần bế trẻ ra cửa đi chơi ta nói "đi chơi nào" dần dần chỉ thấy tiếng "đi chơi" (trong bất kỳ tình huống nào), lập tức trẻ nhào vềphía người nói và lái người ra phía cửa.

Đây là phản ứng chung của trẻ với cấu trúc nhịp độ âm điệu của từ và lời nói của người xung quanh chứ chưa phải là sự hiểu nghĩa của từ hoặc lời nói.

Đến cuối năm thứ nhất đã xuất hiện mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính đối tượng, thể hiện ở sự tìm kiếm đối tượng và chỉ ra đúng đối tượng mà người lớn hỏi. Đây là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ.

Cuối năm thứ nhất trẻ nói được khoảng 4 đến 10 từ. Thường là những từ chỉngười, vật, đồ vật quen thuộc gần gũi trẻvà hành vi đơn giản nhất.

Tuy nhiên từ với trẻ chỉ là hệ thống tín hiệu thứ nhất (chỉngười, vật... cụ thể). Để trẻ có thểlĩnh hội được từmang ý nghĩa khái quát là hệ thống tín hiệu thứhai thì người lớn cần phải cho trẻ hoạt động nhiều với đồ vật cùng tên nhưng khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn...

Thường vốn từ trẻ hiểu được phát triển nhanh hơn vốn từ trẻnói được. Cùng với sự thông hiểu lời nói của

người lớn và việc nói những từđầu tiên, trẻcũng luôn hướng vềngười lớn đòi hỏi họ giao tiếp với mình và muốn biết tên gọi của những đồ vật mới ngày càng nhiều. Nếu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

41

người lớn tăng cường giao tiếp với trẻ bằng lời nói và yêu cầu trẻ tập nói những từđơn giản thì sẽ thúc

đẩy hoạt động ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng.

Như vậy đến cuối tuổi hài nhi sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ đã có tính tích cực và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khảnăng giao tiếp của trẻ với người lớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)