Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 94 - 95)

X. SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

2.Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý

Ý thức bản ngã hay sự tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong sự tựđánh giá về thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khảnăng và cả sự bất lực nữa.

Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi,

nhưng khi bước vào tuổi mẫu giáo trẻ chỉ ý thức được chính sự tồn tại của nó chứchưa hiểu biết gì về bản thân mình, về phẩm chất của mình. Trẻ mẫu giáo bé thường gán cho mình tất cả những phẩm chất tốt

được người lớn khen ngợi, thậm chí không biết những phẩm chất đó như thế nào. Chẳng hạn hỏi đứa trẻ tự hào là mình ngoan, "ngoan như thế nào" thì trẻ không trả lời được mà chỉ nhắc đi nhắc lại từ "con ngoan".

Nhưng đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ mới hiểu được mình là người như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, tại sao mình lại có hành động này hay hành động khác.

Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mình như thế nào. Ởgiai đoạn này trẻthường chỉ nhắc đi nhắc lại nhận

xét đơn giản của người lớn về bạn cùng tuổi và về bản thân mình.

Thoạt đầu sựđánh giá của trẻ vềngười khác (cử chỉ, phẩm chất) còn phụ thuộc nhiều vào thái độ của nó

đối với người này. Chẳng hạn mọi đứa trẻđều đánh giá mẹ mình bao giờcũng tốt, hay khi đánh giá hành

vi của các nhân vật trong câu chuyện kể, truyện cổ tích trẻthường coi hành vi của nhân vật tốt, tích cực là tốt, của nhân vật xấu là xấu.

Trẻ mẫu giáo càng lĩnh hội được những chuẩn mực và quy tắc hành vi thì chúng càng trở thành thước đo để trẻ sử dụng chúng trong việc đánh giá người khác. Nhưng việc vận dụng chúng vào đánh giá bản thân mình thì lại khó khăn hơn nhiều. Những tình cảm chi phối mạnh mẽ mọi hành động của trẻđã không cho phép đánh giá các hành vi của chúng một cách khách quan. Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ mới nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác. Điều này là cơ sởđể tựđánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ

sởđể trẻnoi gương những người tốt, việc tốt.

Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết rõ rằng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. Vì vậy tấm gương của người lớn tác động rất mạnh đến trẻ. Những trẻ trai thường bắt chước những cử chỉ hành vi của đàn ông, còn những trẻ gái thì bắt chước dáng điệu của đàn bà. Hiện tượng này phản ánh vào trò chơi rất rõ: Con trai thường đóng vai bộ đội, công an, bảo vệ... Con gái đóng vai nội trợ, bán hàng... Trong khi nhận xét nhau, trẻcũng biểu hiện giới tính khá rõ. Trẻthường nói: "Con trai mà lại khóc nhè" hay "con gái mà lại đánh nhau". Cần nhớ rằng trẻ em ởđầu tuổi mẫu giáo hãy còn rất mơ hồ về giới tính. Có cháu tròn 3 tuổi đã nói: "Khi lớn lên nếu cháu là con trai cháu sẽ làm chú lái xe, nếu cháu là con gái thì cháu sẽlàm cô bác sĩ".

Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻđiều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từđó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội và nhân cách đậm

nét hơn trước.

Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủtâm hơn. Nhờđó

các quá trình tâm lý mang tính chủđịnh rõ rệt (như chủ tâm nghe, chủ tâm nhớ, chủtâm nghĩ...)

95

Sự phát triển tự ý thức của trẻ mẫu giáo đã tạo ra những biến đổi căn bản trong hành vi của trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 94 - 95)