Đầu tuổi mẫu giáo tưởng tượng tái tạo là chủ yếu, trẻ có tính độc lập và tính sáng kiến.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 67 - 68)

VII. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1 S ự hình thành thế giới nội tâm

1. Đầu tuổi mẫu giáo tưởng tượng tái tạo là chủ yếu, trẻ có tính độc lập và tính sáng kiến.

Trò chơi có đề tài của trẻ thường giới hạn trong phạm vi hẹp những hành động và sự kiện trẻđược quan sát thấy ở nhà hay ởtrường. Tưởng tượng phụ thuộc nhiều vào sự vật hiện tượng đang tri giác, trẻ không thể tưởng tượng được cái gì khi không có sự vật, hiện tượng trước mắt. Chẳng hạn có ghếtrước mặt trẻ

mới tưởng tượng ra ô tô, có búp bê trước mắt trẻ mới tưởng tượng là bế em. Muốn hình dung được đề tài vẽ, chơi và hành động vẽ, chơi phải dựa vào hành động mẫu của cô. Vì vậy, muốn trẻ chơi, vẽ và khi

hướng dẫn đề tài mới nào vào trò chơi hay vẽ thì phải giải thích đề tài, cho trẻ xem một cách trực quan

phương thức thực hiện hành động để trẻ chọn một vai thích hợp hay một đề tài vẽ thích hợp. Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ cần chú ý cách bốtrí đồdùng, đồchơi để hình thành tưởng tượng ở trẻ.

Ởđầu tuổi mẫu giáo tưởng tượng không chủđịnh là chủ yếu. Cái gì trẻ thích hoặc gây trẻấn tượng mạnh mẽ thì tưởng tượng cái đó - tức nó trởthành đối tượng của tưởng tượng. Chẳng hạn trẻ thích làm mẹchăm sóc con thì tưởng tượng mình là mẹchăm sóc con, thích làm bác sĩ thì tưởng tượng mình là bác sĩ khám

bệnh cho bệnh nhân, thích con mèo đáng yêu thì sẽ vẽ con mèo...

Vì vậy, tưởng tượng của trẻđầu tuổi mẫu giáo thường không ổn định, không bền vững.

2. Cuối tuổi mẫu giáo tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành và phát triển, tưởng tượng của trẻ có

tính độc lập cao, có sáng kiến.

Trong khi trẻchơi ngay cảtrường hợp cô đề ra chủđềchơi cho trẻ, trẻcũng không lặp lại một cách máy

móc đề tài cô đề ra. Chẳng hạn cô gợi ý "bây giờ chúng ta chơi trò chơi gia đình" trẻ đồng ý, dưới sự hướng dẫn của cô trẻ phân vai trẻ làm mẹ, trẻ làm bố, trẻ làm con, một trẻ tựnghĩ ra vai bà và trách nhiệm

68

được tưởng tượng là tàu thủy, nhưng khi chơi trò chơi rạp hát cái ghế lại được tưởng tượng nơi thu tiền bán vé...

Nội dung tranh vẽ của trẻ phong phú đa dạng, nhiều vẻ. Các câu chuyện tự kể của trẻphong phú hơn, đa

dạng hơn.

Ở cuối tuổi mẫu giáo tưởng tượng có chủ định của trẻ bắt đầu được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo, khi nắm kỹnăng thiết kế và thực hiện ý đồ thiết kế. Trẻ biết

tưởng tượng theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động.

Để phát triển tính mục đích, tính chủđộng, sáng tạo trong tưởng tượng của trẻ, khi tổ chức các hoạt động cho trẻ cô giáo cần yêu cầu trẻ diễn đạt bằng ngôn ngữ của bản thân ý đồ, mục đích, kế hoạch, biện pháp tiến hành trước khi hành động

VI. SỰ PHÁT TRIỂN CHÚ Ý 1. Sự phát triển các loại chú ý

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)