0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

XÚC CẢM TÌNH CẢM 1 Xúc c ảm tình cảm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC TRẺ EM (TỪ LỌT LÒNG ĐẾN 6 TUỔI) (Trang 28 -33 )

1.1. Xúc cảm tình cảm là gì?

Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới đó, mà còn tỏthái độ của mình với nó nữa.

Ví dụ: Trước một bản nhạc hay ta không chỉ nghe thấy bản nhạc đó, mà còn "rung động", "bồi hồi", "rạo rực" nữa... Hoặc đứng trước một người ta không chỉ nhận thức được đấy là ai? Tính tình người ấy như thế

nào? Sởtrường, sở thích của họ ta đã từng chứng kiến là gì?... Mà ta còn tỏthái độ với người đó: thích

hay không thích gặp họ, dễ chịu, bồi hồi, xao xuyến hay khó chịu, bực tức...

Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người dưới hình thức những rung động với những điều

họ nhận thức được gọi là xúc cảm tình cảm.

Xúc cảm tình cảm là những rung động biểu thịthái độ riêng của cá nhân đối với hiện thực khách quan, có

liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của bản thân. Khác với các hiện tượng tâm lý nhận thức, xúc cảm tình cảm phản ánh hiện thực khách quan trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người, chứ không phản ánh bản thân sự

vật hiện tượng, vì vậy chỉ có những sự vật hiện tượng nào có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, động cơ nào đó của con người mới gây nên xúc cảm tình cảm của họ.

1.2. Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm

Xúc cảm và tình cảm là hai loại hiện tượng tâm lý khác nhau.

Xúc cảm Tình cảm

- Là quá trình tâm lý.

- Có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình huống.

- Là thuộc tính tâm lý.

29

- Cụ thể. - Tiềm tàng.

Tuy xúc cảm và tình cảm khác nhau nhưng lại có liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau: Tình cảm được hình thành từ những cảm xúc đồng loại (do sự tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát các xúc cảm đó mà thành) và được thể hiện qua các xúc cảm. Nói cách khác xúc cảm là cơ sởvà là phương

tiện biểu hiện của tình cảm, ngược lại tình cảm ảnh hưởng trở lại xúc cảm, chi phối xúc cảm của con người.

2. Các mức độ của đời sống tình cảm

2.1. Mức độ đơn giản nhất là sắc thái cảm xúc của cảm giác

Nói một cách ngắn hơn là "cảm". Ví dụ ta cảm thấy dễ chịu khi no nê, khi nghe một giọng hát hay. Ngược lại ta cảm thấy khó chịu khi đói, khi nhìn phải một màu sắc quá lòe loẹt.

Đặc điểm của "cảm" là sựrung động chưa đủ mạnh, chưa đủ rõ rệt để ta có ý thức rõ ràng về nó.

2.2. Mức độ thứ hai là xúc cảm hay cảm xúc

Chẳng hạn ta thấy vui mừng khi gặp lại người thân hay căm giận đối với những hành động thô bạo.

Đặc điểm của xúc cảm là rung động có cường độtương đối mạnh thường hay biểu hiện ra ở động tác biểu cảm (như cười, khóc, nhăn mặt, vung tay).

2.3. Mức độ thứ ba là tình cảm

Đây là mức độổn định của những rung động, đã thành một thái độ gắn với một đối tượng nhất định như

tình yêu của mẹđối với con, lòng kính trọng của học trò đối với thầy cô giáo. Tình cảm thường được biểu hiện bằng những xúc cảm muôn màu muôn vẻ, nhiều khi tưởng là ngược nhau. Chẳng hạn vì yêu con,

người mẹđã rất vui mừng khi nó được điểm khá trong học tập, giận khi nó làm điều sai trái, buồn lo khi

nó đau yếu, tựhào khi nó được nhiều người khen ngợi. Tuy nhiên ở mức độ này, tình cảm vẫn chưa có lý

lẽ, chưa có chiều sâu.

2.4. Tình cảm thế giới quan

Hay còn gọi là tình nghĩa, là một loại thái độđã có lý lẽ và tương đối sâu sắc như: Lòng yêu nước, lòng

nhân ái, nghĩa vợ chồng, tình thầy trò.

Ở mức độ này, tình cảm đã mang tính chất khái quát, không những được tồn tại như một biểu tượng mà thậm chí còn là một khái niệm, một phạm trù. Trong nội dung của tình cảm ở mức độ này ngoài những

rung động còn có những lý lẽ, quan điểm. Khi tình cảm đạt tới trình độ này thì nó đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất chỉđạo hành động thực hiện đến cùng cho dù gặp phải nhiều khó khăn trở

ngại. Lúc này tình cảm không những dựa trên cơ sở lý trí vững chắc mà còn chi phối lại cảlý trí. Đồng chí Lê Duẩn đã nói: "Để hiểu một sự việc thì con người dùng lý lẽ, lý trí, nhưng khi hành động phải có tình cảm; lý trí giúp con người ta có tình cảm đúng, ngược lại tình cảm có dồi dào thì lý trí mới vững."

3. Các loại tình cảm cao cấp 3.1. Tình cảm đạo đức 3.1. Tình cảm đạo đức

30

Là thái độ của con người đối với những yêu cầu đạo đức của xã hội. Tình cảm đạo đức bộc lộ khi con

người được thỏa mãn hay không được thỏa mãn nhu cầu đạo dức. Chẳng hạn, sự kính trọng đối với những chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc hay sựcăm ghét, khinh bỉđối với những kẻlười biếng, tham nhũng.

3.2. Tình cảm trí tuệ

Là thái độ của con người gắn liền với hoạt động nhận thức. Loại tình cảm này thường được nảy sinh trong hoạt động học tập nghiên cứu, hoạt động sáng tạo. Nó được thể hiện ở sự say mê tìm tòi chân lý, ở sựbăn khoăn, thắc mắc khi có một vấn đề nhận thức chưa rõ ràng, ở sự khoan khoái dễ chịu khi chân lý được vạch ra...

3.3. Tình cảm thẩm mỹ

Là thái độ của con người đối với cái đẹp, cái xấu, nó được nảy sinh khi con người tiếp xúc với các đối

tượng thẩm mỹ. Chẳng hạn, sựvui thích khi được nghe một bài hát hay, ngắm một bức tranh đẹp, sự bực

mình khi đọc phải một câu chuyện dở hay gặp một cảnh tượng bẩn thỉu, gớm ghiếc.

Các loại tình cảm nói trên đều được xây dựng từ những xúc cảm cùng loại. Những xúc cảm này được lặp

đi, lặp lại nhiều lần trong tính đa dạng của chúng, dần dần khái quát nên mà thành tình cảm sâu sắc.

Chẳng hạn tình cảm thẩm mỹđược hình thành khi con người thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp, dựa trên những xúc cảm thẩm mỹdo được xem tranh, nghe hát, xem phong cảnh... Nếu không có hoàn cảnh gợi lên xúc cảm thẩm mỹ thì sẽ không thểhình thành được tình cảm thẩm mỹ. Một đứa trẻ luôn bị tiếp xúc với cái xấu, bẩn thỉu thì nó khó có được tình yêu đối với cái đẹp.

4. Vai trò của đời sống tình cảm

Xúc cảm tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống con người. Những cảm xúc tình cảm tích cực thúc đẩy

con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động. Tình cảm có ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. Những trạng thái "dâng trào cảm hứng" của các nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, những họa sĩ từng trải trong quá trình làm việc đều liên quan đến tình cảm của họ. Tình cảm có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức của con người, nếu không có những xúc cảm của con người "thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý".

Trong công tác giáo dục tình cảm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục, đồng thời cũng là nội dung giáo dục nữa. Cô giáo giáo dục lòng nhân ái cho trẻtrước hết phải có lòng nhân ái, và dạy trẻ bằng tình cảm của mình. Xúc cảm tình cảm kích thích tích cực hoạt động của trẻ, nếu cô giáo có kinh nghiệm biết sử dụng nó một cách hợp lý trong tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục.

XI. Ý CHÍ

1. Ý chí và hành động ý chí.1.1. Ý chí là gì? 1.1. Ý chí là gì?

Con người không chỉ nhận thức thế giới xung quanh và có tình cảm này hay tình cảm khác với điều nhận thức đó, mà con người còn phải cải tạo biến đổi hiện thực để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Trong việc cải tạo thế giới xung quanh bao giờcon người cũng ý thức được mục đích của mình và phấn đấu đểđạt tới mục đích ấy bằng cách khắc phục mọi khó khăn trở ngại khách quan cũng như chủ quan. Sởdĩ con người

31

vượt qua được những khó khăn trở ngại đó là nhờ hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người hoạt

động –đó là ý chí.

Ý chí là khả năng khắc phục khó khăn của con người để bắt đầu hành động đã định và hoàn thành nó nhằm mục đích đặt ra.

Ý chí bao giờcũng đi kèm theo hành động. Hành động đó gọi là hành động ý chí.

1.2. Hành động ý chí

Là hành động có mục đích tự giác, có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp, gắn liền với sự nỗ lực của cá

nhân đểvượt qua mọi khó khăn trở ngại, thực hiện mục đích đã đề ra.

Như vậy, hành động ý chí khác hẳn với hành động không ý chí. Hành động không ý chí diễn ra không có sự chuẩn bịtrước trong óc, do ảnh hưởng trực tiếp của kích thích bên ngoài nào đó. Còn hành động ý chí,

thường khi hành động đã có sự nhận thức về mục đích, biết đánh giá về kết quả xa của hành vi của mình,

biết đánh giá về ý nghĩa xã hội của hành vi đó, đặt ra cho mình những mục đích tự giác và trên cơ sở đó suy nghĩ về phương thức đạt đến mục đích đó, thực hiện mục đích ấy ngay cả khi những điều kiện bên ngoài thực hiện có yếu tố không thuận lợi cho công việc.

2. Phẩm chất của ý chí

Trong quá trình thực hiện những hành động ý chí, con người sẽ hình thành cho mình những phẩm chất ý chí vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động. Ý chí bao gồm những phẩm chất cơ bản sau:

- Tính mục đích: Là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, là kỹnăng của con người biết đề ra cho hoạt

động của mình mục đích, bắt hành vi của mình phục tùng mục đích ấy.

- Tính độc lập: Là năng lực quyết định thực hiện hành động đã dựđịnh mà không chịu ảnh hưởng một ai. - Tính quyết đoán: Đó là khảnăng đưa ra những quyết định kịp thời, cứng rắn mà không có sựdao động không cần thiết.

Tính quyết đoán khác với thiếu suy nghĩ tiền đề của nó là trình độ trí tuệvà dũng cảm. Sự quyết đoán có căn cứ và có cân nhắc.

- Tính bền bỉ (kiên trì): Thể hiện ở kỹnăng đạt mục đích đềra cho dù con đường đạt tới chúng lâu dài và

khó khăn gian khổđến đâu chăng nữa.

- Tính tự chủ: Là khảnăng làm chủđược bản thân.

Người làm chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn, những tác động, những xúc động (giận dữ, sợ hãi) ở trong mình.

3. Vai trò của ý chí

- Ý chí giúp con người khắc phục tính ì do hoạt động trước gây ra, khởi động hành động, ngừng hành

động con người cũng cần đến ý chí.

- Ý chí còn giúp con người tổ chức được mọi hoạt động của mình một cách hợp lý. - Ý chí có quan hệ mật thiết với nhận thức

32

Chương 3: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM I. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ

Để hiểu rõ thế nào là sự phát triển tâm lý trẻ, trước hết cần làm sáng tỏ sự phát triển là gì theo nguyên lý phát triển Mác - Lênin.

1. Sự phát triển là gì?

Sự phát triển là quá trình phức tạp, trong đó không những có sự biến đổi không ngừng về sốlượng còn có sự biến đổi sâu sắc về chất lượng. Những yếu tốcũ già cỗi bị tiêu diệt và nhường chỗ cho sự xuất hiện yếu tố mới. Nguồn gốc của sự phát triển là sự triển khai và giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.

Chẳng hạn: sự phát triển của cây non thành cây trưởng thành, nó không chỉ tăng về số lượng lá, rễ, cành,

tăng thể tích, chiều cao, độ dài của thân, rễ, lá... mà còn là sự chuyển biến từ trạng thái, giai đoạn này sang trạng thái giai đoạn khác. Sự chuyển biến này dường như thình lình, nhảy vọt, nhưng thực ra nó là kết quả

của cả một quá trình chuẩn bị lâu dài vềlượng. Nguồn gốc của sự biến đổi này là sự liên tục triển khai và giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu vềdinh dưỡng, nước, ánh sáng... với một bên là khảnăng

cung cấp của thân, rễ, lá, cành...

2. Sự phát triển tâm lý trẻ là gì?

Hiện tượng tâm lý là một trong số những loại hiện tượng trong hiện thực khách quan, nên sự phát triển tâm lý cũng tuân theo quy luật phát triển nói chung, nhưng vẫn mang nét đặc trưng riêng của nó, đó là: Quá trình hình thành cái mới trong tâm lý trẻ, là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội bằng chính

hoạt động của mình, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trong hoàn cảnh sống của xã hội loài người.

Hiện tượng tâm lý người khác với các hiện tượng khác. Tâm lý người phản ánh hiện thực khách quan, nên sự phát triển tâm lý trẻ có nghĩa là sự biến đổi về lượng và chất trong sự phản ánh hiện thực khách quan, biểu hiện ở nội dung, tính chất, mức độ phản ánh ngày một phong phú hơn, sâu sắc hơn, đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng hơn, những phẩm chất tâm lý ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời có những phẩm chất mới xuất hiện ngay trong quá trình phát triển.

Sự phát triển tâm lý trẻ không diễn ra tự nó một cách ngẫu nhiên, nó có nguyên nhân từ chính quá trình sống của đứa trẻtrong điều kiện cụ thể và mâu thuẫn và trong mối quan hệ muôn màu muôn vẻ của nó với thế giới xung quanh tạo ra cuộc sống của nó.

Ta biết, trẻ mới lọt lòng đã có một cấu trúc cơ thể đầy đủ hình thành trong thời gian còn ở trong bụng mẹ, bao gồm có bộxương, bắp thịt, não, các bộmáy phân tích, cơ quan vận động giúp cho trẻ có khảnăng tiếp xúc sớm với môi trường xung quanh. Cơ thể trẻ muốn sống và phát triển thì phải thường xuyên trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, nhờquá trình đồng hóa và dị hóa mà cơ thể trẻ hình thành những thuộc tính mới, cấu tạo, chức năng của các cơ quan biến đổi. Sự biến đổi này của cơ thể lại làm thay đổi mối quan hệ qua lại giữa cơ thểvà môi trường.

Ngoài kiểu trao đổi trên, trong sự tiếp xúc hàng ngày của trẻ với người khác, có kiểu trao đổi khác giữa trẻ

với môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội - đó là sự trao đổi kinh nghiệm lịch sử - xã hội nhờcơ chế

nhập tâm mà tâm lý, ý thức của trẻ được phát triển. Đây là kiểu trao đổi đặc trưng của con người, nó chỉ

33

nhưng trước hết và nhiều hơn hết là con người. Muốn cho sự tiếp xúc của trẻ với môi trường xung quanh có tác dụng phát triển trẻ thì điều quan trọng là người lớn - là người có nhiều kinh nghiệm hơn, hiểu biết nhiều hơn, khéo léo hơn phải biết tổ chức hướng dẫn sự tiếp xúc đó theo kế hoạch của mình, trong đó người lớn phải phát hiện và giúp đỡ trẻ giải quyết một cách đúng đắn những mâu thuẫn thường nảy sinh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC TRẺ EM (TỪ LỌT LÒNG ĐẾN 6 TUỔI) (Trang 28 -33 )

×