Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 82 - 83)

IX. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

4. Sự phát triển hoạt động vui chơi qua ba độ tuổi của trẻ mẫu giáo 1 S ựthay đổi của hoạt động chủđạo ởđầu tuổi mẫu giáo (mẫ u giáo bé)

4.2.1. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động

người lớn vẫn làm và giao tiếp với xung quanh tùy theo cương vị và chức năng xã hội của mỗi người, tức là bày cho trẻ thiết lập những mối quan hệ xã hội. Trên cơ sởđó trẻ mới nhập vai một cách thực sự và trò

chơi sẽ trở thành cuộc sống thực của trẻ. Nhờ sự hướng dẫn đó mà trò chơi từ dạng sơ khai mới có thể

phát triển và hoàn thiện dần. Phải đến cuối tuổi mẫu giáo bé, nhất là đầu tuổi mẫu giáo nhỡ, thì trò chơi ĐVTCĐ mới ở vào dạng chính thức, và lúc đó nó mới thực sựđóng vai trò chủđạo và giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của trẻ. Sởdĩ trò chơi ĐVCTĐ giữ vai trò chủđạo ở lứa tuổi mẫu giáo đó là vì trước hết nó giúp cho trẻ thiết lập những mối quan hệ với nhau (quan hệ thực lẫn quan hệ chơi). Người ta chỉ có thể

trở thành một nhân cách khi được sống trong những mối quan hệ của con người, cũng tức là sống trong xã hội. Ở tuổi mẫu giáo bé, khi mà trò chơi đóng vai theo chủ đề vừa mới xuất hiện và còn rất non yếu, nó vẫn tạo ra ở trẻ một cấu tạo tâm lý mới, một nhân cách với cấu trúc còn hết sức đơn giản, nhưng đó lại

chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ. Do đó việc giáo viên tập trung mọi cố gắng để làm cho hoạt

động vui chơi phát triển thật mạnh mẽ, đó là một công việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa giáo dục lớn lao.

4.2. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành "xã hội trẻ em".

Ở cuối tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh, đặc biệt là sự phát triển của trò

chơi ĐVTCĐ. Tuy nhiên phải đến tuổi mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi thì các trò chơi mới đạt tới dạng chính thức.

Suốt cả cuộc đời, từbé đến già, ởđộ tuổi nào con người cũng tham gia vào hoạt động vui chơi. Nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo, mà ở chính giữa cái tuổi ấy (tức là tuổi mẫu giáo nhỡ) thì hoạt động vui chơi mới mang

đầy đủ nhất ý nghĩa của nó, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức nhất và biểu hiện đầy đủ tính chất của hoạt động vui chơi nhiều hơn cả lại là những trò chơi đóng vai theo chủđề. Có thể nói rằng hoạt động vui

chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) mới phát triển tới mức hoàn thiện, được thể hiện

ở những đặc điểm sau đây:

4.2.1. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủđộng động

Trò chơi là một loại hoạt động tự lực, tự do của trẻnói chung nhưng vào độ tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn tính tự lực tự do của trẻ mới thực sựđược bộc lộ. Trẻ mẫu giáo bé tuy đã biết chơi nhưng tính tự lực còn yếu. Khi chơi, đặc biệt là trong trò chơi ĐVTCĐ, trẻ còn bị phụ thuộc vào người lớn. Nếu không có sựhướng dẫn cụ thể của người lớn thì trẻ chỉ biết chơi một mình hoặc chơi cạnh nhau. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn thì khác: Trong quá trình vui chơi, trẻ bộc lộ toàn bộ tâm trí của mình, từ nhận thức, tình cảm, ý chí, nói năng đều tỏ ra tích cực và chủ động. Trong khi vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện tính tự lực, tự do rất rõ, ít lệ thuộc vào người lớn và hoàn toàn tùy thuộc vào ý thích của mình.

Tính tự lực, tự do của trẻ biểu hiện ởcác điểm như sau:

- Trong việc lựa chọn chủđề và nội dung chơi: Do đã có ít nhiều vốn sống nhờ việc tiếp xúc hàng ngày với thế giới đồ vật, giao tiếp rộng rãi với những người xung quanh qua các cuộc đi chơi, xem tivi, chuyện kể hay tranh ảnh, trước mặt trẻ là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn chủ đềchơi và phản ánh vào trò chơi những mảng hiện thực mà mình quan tâm.

83

- Trong việc lựa chọn các bạn cùng chơi: Vào tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn do thế giới nội tâm đã bắt đầu phong phú nên cá tính của trẻđược bộc lộ rõ rệt: Mỗi đứa có mỗi tính, mỗi nết. Khi chơi là phải phối hợp hành động, nhưng không phải mọi đứa trẻđều có thểchơi được với nhau một cách êm thấm, do đó trẻ cần phải lựa chọn các bạn "tâm đầu ý hợp" với mình, chơi như vậy bền hơn, vui hơn. Trên thực tế chúng ta quan sát thấy có những trẻ thích chơi với bạn này mà không thích chơi với bạn kia và đó là điều rất tự

nhiên.

- Trong việc tựdo tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút ra khỏi những trò chơi mà mình đã chán: Khi tự nguyện tham gia vào các cuộc chơi thì trẻ tự mình lựa chọn trò chơi thích hợp, tự lực phân vai cho nhau, tự lực tìm kiếm đồ chơi và tự thỏa thuận với nhau những nguyên tắc chơi. Lúc đó trẻ chơi

một cách say sưa, chơi hết mình, nhưng khi đã chán thì cũng sẽ bỏ cuộc một cách nhẹ nhàng.

Sởdĩ trẻ thể hiện rõ tính tự lực, tự do và tính chủđộng trong khi chơi là vì nhiều lẽ. Thứ nhất là bản thân hoạt động vui chơi, một hoạt động không mang tính chất bắt buộc, do đó nó hoàn toàn chấp nhận được tính tự do và tự lực của trẻ. Hơn nữa giữa trò chơi và công việc lao động thực sự không có những mối quan hệ trực tiếp cho dù nó mô phỏng lại công việc lao động của người lớn. A.X.Macarencô đã chỉ rõ:

"Trò chơi và công việc khác nhau ởđiểm gì? Chỉ có một điều khác biệt: Đó là công việc là sự tham gia của con người vào việc sản xuất của xã hội nhằm tạo ra những giá trị vật chất hay văn hóa, hay nói ngắn gọn lại là những giá trị xã hội. Trò chơi không tuân theo mục đích như vậy. Đối với mục đích xã hội, trò

chơi không có quan hệ trực tiếp, nhưng lại có quan hệ gián tiếp với lao động sản xuất. Nó tập cho con

người có những cố gắng về thể lực và tâm lý để làm việc". Thứ hai là trẻđã nhận ra được điều đó, ở lứa tuổi này trẻem đã biết đâu là thật đâu là chơi, trẻ biết tất cả những gì đang diễn ra trong trò chơi chỉ là vui

đùa thôi, mặc dù trò chơi chính là cuộc sống thực của trẻ. Nếu trẻ mẫu giáo bé còn lẫn lộn giữa chơi và

thực thì trẻ mẫu giáo nhỡđã bắt đầu phân biệt được điều đó và khi biết mình đang chơi thì trẻhành động một cách tự do và làm chủđược hành động của mình. Chính nhờđó mà trẻ chủ động và khảnăng tự lực tiến bộ rõ rệt.

4.2.2. Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: Một xã hội trẻem được hình thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)