Hoàn thiện sự thông hiểu nghĩa lời nói của người lớn

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 47)

V. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VÀ VẬN ĐỘNG

1.Hoàn thiện sự thông hiểu nghĩa lời nói của người lớn

Kỹ năng xác lập mối quan hệ giữa từ với những đối tượng và hành động được diễn đạt bằng các từ đó không được hình thành ngay lập tức ở trẻ, mà được hình thành theo trình tự sau:

Đầu tiên trẻ hiểu lời nói của người lớn qua tín hiệu hành động (động tác, nét mặt, ngữđiệu, tình huống giao tiếp). Ví dụ: Người lớn nói với trẻ "bắt tay nào" và làm động tác bắt tay trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng học

được hành động đáp lại. Ởđấy trẻ không chỉ phản ứng với lời nói mà với toàn bộ tình huống. Vì vậy để giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từngười lớn nói cần kết hợp lời nói đó với hành động.

Sau một tuổi ruỡi trẻ hiểu lời nói không cần qua tín hiệu hành động. Nhưng thực hiện hành động theo lời chỉ dẫn dễdàng hơn nhiều so với việc ngừng hành động đã bắt đầu.

Đến ba tuổi những lời chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Sự thông hiểu lời nói của trẻ được biến đổi về chất, trẻ không chỉ hiểu những từ riêng biệt mà còn có thể thực hiện những hành động có đối tượng theo lời yêu cầu của người lớn. Trẻ bắt đầu thích thú nghe mọi câu chuyện của người lớn xem người lớn nói gì, trẻ thích nghe các truyện cổ tích, truyện ngắn, những bài thơ.

Việc nhớ và hiểu lời chỉ dẫn vượt ra ngoài tình huống giao tiếp, nó tạo khảnăng sử dụng ngôn ngữnhư là phương tiện cơ bản để nhận thức hiện thực vừa sức với kinh nghiệm trực tiếp của trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 47)