Vai trò chủ đạo của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 78 - 80)

IX. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

3.Vai trò chủ đạo của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo

Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi.

3.1. Hoạt động vui chơi ảnh hưởng tới sự hình thành tính chủđịnh của quá trình tâm lý

Trong trò chơi, ở trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chú ý tốt hơn và ghi nhớđược nhiều hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những đối

tượng được đưa vào tình huống của trò chơi và nội dung của chủđềchơi. Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ

những điều kiện của trò chơi thì nó sẽhành động lung tung và có nguy cơ là bị các bạn cùng chơi đuổi đi.

Nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được khuyến khích về tình cảm buộc đứa trẻ phải tập trung chú ý và ghi nhớ

một cách có mục đích.

3.2. Tình huống trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên tới phát triển hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo

Trong trò chơi trẻ học hành động với vật thay thế đối tượng thực. Trẻ đặt tên cho vật thay thế đó, hành động với nó phù hợp với tên gọi, vật thay thế trở thành chỗ dựa của tư duy. Trên cơ sở những hành động với đối tượng thay thế trẻ học suy nghĩ vềđối tượng thực. Dần dần những hành động chơi với các vật thay thế được rút gọn và mang tính khái quát, nhờ đó hành động chơi với các vật thay thế bên ngoài (hành

động vật chất) được chuyển vào bình diện bên trong (bình diện tinh thần). Như vậy trò chơi góp phần rất lớn vào việc chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan - hành động) vào bình diện bên trong

(tư duy trực quan - hình tượng). Trò chơi còn giúp trẻtích lũy biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy. Đồng thời những kinh nghiệm được rút ra từ các mối quan hệ qua lại trong lúc chơi cho phép đứa trẻđứng

trên quan điểm của những người khác để tiên đoán hành vi sắp tới của họ và trên cơ sở đó mà lập kế

hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình.

3.3. Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu đứa trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với tiến

79

tham gia trò chơi được. Đểđáp ứng được những yêu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ

một cách mạch lạc. Chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.

3.4. Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo

Trong hoạt động vui chơi trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Năng lực này là cơ sởđể phát triển trí tưởng tượng. Chính hoạt động vui chơi của trẻđã làm nảy sinh hoàn cảnh chơi, tức là làm nảy sinh trí tưởng tượng (xem thêm ở mục 2.4 "Đồchơi và hoàn cảnh chơi").

Ở trẻ mẫu giáo lớn, trong hoạt động vui chơi trí tưởng tượng được phát triển thêm một bước căn bản: Chuyển tưởng tượng từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Nếu trước đây quá trình tưởng tượng của trẻ gắn liền với đồ chơi và hành động chơi tức là gắn liền với tình huống chơi trước mắt, thì bây giờ

những vật thay thếcũng như hành động chơi không nhất thiết phải có, trẻđã biết hình dung những cái đó

trong óc, biết xây dựng tình huống mới trong trí tưởng tượng của mình. Chẳng hạn ởtrò chơi "tàu thủy" một trẻđóng vai thuyền trưởng. Tuy chỉđứng trên chiếc ghế mà vẫn tưởng tượng được là mình đang vượt đại dương, đã chống chọi với phong ba bão táp như thế nào. Khi mẹ em gọi vềăn cơm thì em nói: "Khoan

hẵng, đểcon tàu vượt qua cơn bão này đã!". Như vậy trò chơi đã giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng thành hình thức hướng nội, còn gọi là tưởng tượng ngầm, hay tưởng tượng bên trong: Đây mới là dạng tưởng

tượng đích thực.

3.5. Trò chơi ĐVTCĐ tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo

Đứa trẻ lao vào trò chơi với tất cả tinh thần say mê của nó. Trong khi vui chơi trẻ tỏ ra rất vui sướng và nhiệt tình. Khi phản ánh vào trò chơi những mối quan hệ giữa người và người và nhập vào những mối quan hệđó thì những rung động mang tính người được gợi lên ở trẻ. Hơn nữa, thái độ vui vẻ hay buồn rầu của trẻ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng. Do đó trong trò chơi trẻđã thể hiện

được tình người, như thái độ chu đáo ân cần, sựđồng cảm, tinh thần tương trợ và những phẩm chất đạo

đức khác. Trò chơi tác động mạnh đến trẻtrước hết chính là vì nó thâm nhập một cách dễdàng hơn cả vào thế giới tình cảm của chúng, mà tình cảm đối với trẻ lại là động cơ hành động mạnh mẽ nhất.

Đứa trẻ bị hấp dẫn bởi trò chơi đến mức say mê, vì qua trò chơi trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong xã hội người lớn bằng con mắt trẻthơ. Những tình cảm mà trẻ bộc lộtrong trò chơi là tình cảm chân thực thẳng thắn, không có gì là giả tạo. Không bao giờ đứa trẻ thờ ơ với cái mà nó biểu hiện khi nhập vai.

"Người mẹ" thực sự buồn rầu khi đứa con không biết vâng lời mẹ, "người phi công" thực sự lo lắng khi "chiếc máy bay" của mình bị hỏng và "người thuyền trưởng" hết sức vui mừng vì vừa vượt qua được một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cơn bão biển.

Những rung động đó trong khi chơi giúp đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc.

3.6. Những phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành mạnh mẽqua trò chơi ĐVTCĐ

Khi tham gia vào trò chơi với những quan hệ với các bạn cùng chơi buộc trẻ phải làm cho những hành

động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từý đồ chung của cuộc chơi. Do đó trẻ buộc phải điều tiết hành vi của mình theo mối quan hệ giữa vai mình đóng với các vai khác, sao cho phù hợp với những quy tắc của trò chơi. Việc thực hiện quy tắc của trò chơi trở thành một trong những yếu tố cơ

bản của trò chơi, làm cho các thành viên trong đó hợp tác chặt chẽ với nhau để tiến hành một hoạt động

chung là chơi với nhau. Từđó mà trẻ biết điều tiết hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội thông qua vai

mình đóng, biết điều khiển hành vi của mình bằng ý chí, đặt ý muốn riêng phục tùng mục đích chung của

80

Qua trò chơi, trẻ còn hình thành được những phẩm chất ý chí như tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng

cảm. Những đức tính này do nội dung trò chơi và vai chơi quy định. Nếu trẻđóng vai người lính gác thì phải thực hiện kỷ luật thật nghiêm minh; nếu trẻđóng vai người cứu thương thì phải tận tình, chu đáo; nếu trẻđóng vai lái xe thì phải bình tĩnh, nhanh nhẹn, hoạt bát v.v...

Như vậy hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo thực sựđóng vai trò chủ đạo. Ý nghĩa chủđạo thể hiện trước hết là ở chỗ nó giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trong bước phát triển từ

tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo. Mâu thuẫn ởđây là nguyện vọng muốn làm như người lớn nhưng khảnăng thì lại còn quá non yếu. Do đó trẻ phải thỏa mãn nguyện vọng này trong trò chơi ĐVTCĐ. Thông qua vai chơi và hành động chơi với những mối quan hệ giữa bạn bè cùng chơi, trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội loài

người, mở ra một chặng đường phát triển mới về chất: Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách.

Trò chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, qua việc phát triển các chức năng tâm lý (như đã trình bày ở trên) mà phát triển các mặt của nhân cách: Trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mỹ.

Trò chơi là hoạt động chủđạo của trẻ mẫu giáo vì nó tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo mà nổi bật hơn hết là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm, khiến cho nhân cách của trẻ mẫu giáo mang tính

độc đáo khó tìm thấy ở các lứa tuổi khác.

Khi xác nhận rằng vui chơi là hoạt động chủđạo của trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò

chơi là phương tiện để trẻ học làm người.

Nhiều nhà giáo dục cho rằng: Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này cũng chẳng

khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụđối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi. Toàn bộ lịch sử của mỗi

con người (là một nhà hoạt động hay một cán bộ) có thể quan niệm như là một quá trình phát triển của trò

chơi, một sự chuyển dịch dần từ sựtham gia vào vai chơi sang sự thực hiện các công việc. Cũng vì vậy mà ta có quyền gọi trò chơi là trường học của cuộc sống.

4. Sự phát triển hoạt động vui chơi qua ba độ tuổi của trẻ mẫu giáo 4.1. Sựthay đổi của hoạt động chủđạo ởđầu tuổi mẫu giáo (mẫu giáo bé)

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 78 - 80)