HOẠT ĐỘNG TƯ DUY

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 49 - 51)

50

Sự phát triển tư duy của trẻ bắt đầu lúc 2 tuổi tức là lúc mà đứa trẻ biết xác lập mối quan hệchưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Ví dụ: Trẻ lấy quả bóng lăn vào gầm bàn bằng cách lấy gậy khều nó ra. Tức là trẻ đã biết xác lập mối quan hệ giữa cái gậy và quảbóng, đó là mối quan hệ vốn chưa có sẵn.

Tư duy của trẻlà tư duy trực quan hành động, tư duy của trẻđược thực hiện bằng hành động trực tiếp với đồ vật mang tính chất thử nghiệm nhiều khi ngẫu nhiên tìm ra cách làm.

Loại tư duy này giúp trẻtích lũy kinh nghiệm và nghiên cứu những mối liên hệ muôn hình muôn vẻ thể

hiện trong thế giới xung quanh.

Để phát triển tư duy trực quan hành động cho trẻ, cô nuôi dạy trẻ cần tổ chức tốt các hoạt động với đồ vật cho trẻ. Cho trẻđược trực tiếp hoạt động với nhiều đồ vật ở nhiều tình huống và hình thức khác nhau.

Đến cuối tuổi ấu nhi bắt đầu xuất hiện một số hành động tư duy thực hiện trong óc không cần phép thử bên ngoài. Đó là kiểu tư duy trực quan hình tượng, được thực hiện nhờ hành động bên trong óc với các hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Ở tuổi ấu nhi mới sử dụng loại tư duy này trong trường hợp giải bài toán

đơn giản nhất, còn chủ yếu vẫn sử dụng tư duy trực quan hành động.

Tư duy của trẻ còn có đặc điểm nữa là có khả năng khái quát ban đầu mang tính độc đáo. Khi quan sát

hiện thực xung quanh trẻ để ý chủ yếu đến nét bề ngoài của sự vật, hiện tượng trực tiếp đập vào mắt trẻ, dựa vào những nét đó, khái quát chúng theo sự giống nhau bề ngoài.

Ví dụ: Trẻ 1 tuổi rưỡi gộp tất cả các quả cam, quả táo, quả bóng, quả lê... bằng một từ "quả cam", dựa vào giống nhau bề ngoài về hình dạng, kích thước.

Cơ sở của sự khái quát này là sựlĩnh hội ngôn ngữ. Đây là hình thức khái quát sơ đẳng nhưng có ý nghĩa

quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Để phát triển khả năng khái quát của trẻ, trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, tìm hiểu

môi trường xung quanh, cô nuôi dạy trẻ cần giúp trẻ làm quen với những dấu hiệu nổi bật, đặc trưng của

sự vật, hiện tượng hoạt động trực tiếp với đối tượng và biểu đạt chúng bằng lời.

V. CHÚ Ý

Sự xuất hiện nhu cầu giao lưu với người khác, sự nảy sinh hứng thú với hành động và ngôn ngữ của người khác làm cho phạm vi chú ý của trẻ tới các hiện tượng xung quanh ngày càng mở rộng. Trẻlên 2 đã có thể

quấn quýt khá lâu với sự vật nào đó, chú ý xem một số đồ chơi nào đó, tập trung theo dõi ngôn ngữ và hành vi của người xung quanh. Trẻ lên 3 dễ dàng tập trung vào tri giác âm nhạc, bài hát, chú ý này của trẻ được duy trì nhờ sự chuyển động đặc biệt, sự nhắc lại nhịp điệu âm nhạc được nghe.

Tùy theo trẻ nắm được ngôn ngữđến mức nào mà khảnăng dựa vào từđểchú ý đến sự vật này hay sự vật kia xuất hiện. Đây là tiền đề cần thiết cho sự hình thành chú ý có chủđịnh ởgiai đoạn sau.

Cần lưu ý những đặc điểm sau:

- Chú ý của trẻ nhà trẻ không bền vững, hay dao động, di chuyển từđối tượng này sang đối lượng khác không rõ nguyên nhân. Theo dõi trẻ cuối tuổi nhà trẻchơi 12 phút có 8 lần di chuyển đối tượng trò chơi.

Thời gian tập trung vào một đối tượng không quá 2 phút.

- Chú ý của trẻ bền vững hơn trong hoạt động tích cực như trò chơi, trong khi cầm nắm đồ vật, trong các hoạt động khác nhau.

51

Muốn phát triển tính bền vững ở trẻ, khi tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia cần gây hứng thú với trẻ, cho trẻđược trực tiếp tham gia hành động với đồ vật đẹp hấp dẫn.

- Khối lượng chú ý của trẻ rất hẹp. Trẻ không thực hiện được sự phân phối chú ý giữa 2 đối tượng. - Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, không đưa nhiều đồ chơi, đồ dùng một lúc.

Trẻkém chú ý đến lời nói hơn là những gì nhìn thấy.

Trong giảng dạy cần dùng đồ dùng trực quan kết hợp với lời nói truyền cảm, hấp dẫn để tạo sự phối hợp

thường xuyên giữa lời nói của cô với xem đồ vật và chơi đùa với đồ vật.

VI.SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VÀ VẬN ĐỘNG 1. Hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủđạo của trẻấu nhi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 49 - 51)