Quy luật về mối quan hệ giữa điều kiện sinh học và sự phát triển tâm lý trẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 33 - 34)

II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ

1. Quy luật về mối quan hệ giữa điều kiện sinh học và sự phát triển tâm lý trẻ

Điều kiện sinh học: Là toàn bộ những cấu tạo và chức năng cơ thể mỗi đứa trẻsinh ra đã được kế thừa từ

thế hệtrước thông qua gen. Trong đó quan trọng là cấu tạo hệ thần kinh, não - đặc biệt là vỏ não, các giác quan... Chức năng hoạt động của chúng như: Chức năng hoạt động của não, các cơ quan phân tích, cơ

quan phát âm, v.v... (gọi tắt là yếu tố bẩm sinh di truyền).

1.2. Vai trò của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lý trẻ

Điều kiện sinh học là tiền đề vật chất quan trọng để nảy sinh và phát triển tâm lý trẻ.

Ta biết tâm lý là chức năng của vỏ não. Ngay từ khi lọt lòng, đứa trẻđã có một hệ thần kinh của con người và có bộ não có khảnăng trởthành cơ quan hoạt động cực kỳ phức tạp - là điều kiện cần thiết để tiếp xúc với môi trường xung quanh, có khả năng học tập để từ đó có khả năng hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách. Có nhiều thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh điều này, điển hình là thực nghiệm của nhà tâm lý học động vật Xô viết (cũ) N. N. Lađưghina-cốtx bà đã nuôi con hắc tinh tinh con đến bốn tuổi trong gia đình mình đặt tên Iôni. Iôni được sống thoải mái, tựdo, nó có đủ mọi thứđồdùng, đồchơi

của con người và bà "mẹ nuôi" đã tìm mọi cách cho nó quen sử dụng các đồ dùng, dạy nó giao lưu bằng ngôn ngữ. Toàn bộ quá trình phát triển của nó được ghi lại một cách tỉ mỉ vào nhật ký.

Mười năm sau, bà sinh được cậu con trai đặt tên là Ruđi, bà cũng quan sát rất kỹ quá trình phát triển của Ruđi cho đến năm lên bốn tuổi. So sánh sự phát triển của Iôni và Ruđi bà phát hiện thấy có sự giống nhau rất rõ rệt trong những biểu hiện vui chơi và cảm xúc, nhưng đồng thời cũng thấy nổi bật lên một sự khác biệt có tính nguyên tắc. Hắc tinh tinh không thểđi theo tư thế thẳng đứng và giải phóng hai tay khỏi chức

năng đi lại trên mặt đất. Mặc dù nó bắt chước được nhiều hành động của con người, nhưng sự bắt chước

đó không dẫn đến chỗ lĩnh hội đúng đắn và hoàn thiện các kỹ xảo có liên quan với việc sử dụng các vật dùng hàng ngày và các công cụ: nó chỉ nắm được bềngoài các hành động chứ không nắm được ý nghĩa

của những hành động đó. Chẳng hạn con hắc tinh tinh con thường hay bắt chước hành động đóng đinh

bằng búa, nhưng khi thì đập búa không đủ mạnh, khi thì nó giữ đinh không đứng thẳng, khi thì đập búa vào cạnh đinh. Kết quảlà nó chưa lần nào đóng được một cái đinh. Hắc tinh tinh con không đủ khảnăng

hiểu những trò chơi mang tính chất thiết kế sáng tạo. Cuối cùng là nó thiếu hẳn xu hướng bắt chước các âm ngôn ngữvà lĩnh hội các từ. Trong khi đó Ruđi (con trai bà) đã học được những điều đó một cách dễ

34

Vì vậy, muốn có tâm lý người trước hết phải có não người, không có não người không thể có tâm lý người. Sự phát triển bình thường của cơ thể nói chung, của cấu tạo và hoạt động thần kinh nói riêng là

điều kiện cần thiết để phát triển tâm lý trẻ.

Bên cạnh những thuộc tính chung cho tất cả mọi người, cũng có những khác biệt giữa trẻ này với trẻ khác về mầm mống bẩm sinh, di truyền thường gọi là tư chất giúp cho việc phát triển những năng lực chuyên biệt dễdàng hơn.Thí dụ: Tai âm thanh (nhạc) làm tiền đề phát triển năng lực âm nhạc hoặc mắt hội họa là tiền đề phát triển năng lực hội họa...

Vì vậy chăm lo phát triển thể lực cho trẻ, bảo vệ những giác quan đặc biệt như bảo vệ não, hệ thần kinh không chỉ là nhiệm vụ giáo dục thể lực mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tâm lý trẻ. Ngoài ra giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng kịp thời năng khiếu trẻ.

Não đứa trẻ và não con vật non còn có sự khác biệt nhau nữa là não con vật non đã được đặt sẵn phần lớn những hình thức hành động được truyền lại nhờ di truyền. Còn não đứa trẻ không chứa sẵn nét hành vi, phẩm chất tâm lý người, phần lớn não trẻ còn trong trắng sẵn sàng tiếp nhận và củng cố những cái do cuộc sống và giáo dục mang lại cho trẻ. Hơn nữa các nhà khoa học đã chứng minh được rằng quá trình hình thành não của động vật vềcơ bản kết thúc trước lúc lọt lòng. Còn con người thì khác, quá trình phát triển của não còn tiếp tục sau khi lọt lòng và phụ thuộc vào điều kiện sống, điều kiện nuôi dưỡng và điều kiện xã hội sau này. Vì vậy không còn nghi ngờ gì nữa trẻsơ sinh không phải bắt đầu cuộc sống của mình bằng con sốkhông nhưng tất cả những yếu tố sinh học thuộc về mầm mống bẩm sinh di truyền chỉ tạo điều kiện tiền đề vật chất, tạo những khảnăng để phát triển sau này của tâm lý trẻ chứ nó không quyết định. Chính

điều kiện sống và giáo dục là các điều kiện không chỉđiền đầy "các trang trong trắng" của não trẻ mà còn

ảnh hưởng đến chính bản thân cấu tạo của não nữa.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học trẻ em (từ lọt lòng đến 6 tuổi) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)