TÀI NGUYÊN NĂNG LƢỢNG SẠCH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 178 - 184)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

B/ Theo khả năng tái tạo

6.3. TÀI NGUYÊN NĂNG LƢỢNG SẠCH VIỆT NAM

6.3.1 Tài nguyên phát triển điện gió

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, hơn nữa còn có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh. Vì vậy, nhờ vào vị trí địa lý mà Tài nguyên về năng lƣợng gió ở Việt Nam là rất triển vọng. Việt Nam là nƣớc có Tài nguyên năng lƣợng gió tốt nhất trong 4 nƣớc (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s tại độ cao 65 m, tƣơng đƣơng với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tƣơng đƣơng 112 GW đƣợc đánh giá là có Tài nguyên năng lƣợng gió tốt (Bảng 6.1).

Ƣớc tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 30 GW điện gió. Cùng với Tài nguyên điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể phát triển khoảng 100 GW công suất điện gió.

Bảng 6.1. Tài nguyên năng lƣợng gió tại Việt Nam ởđộ cao 65m Tốc độ gió

trung bình Thấp <

6m/s Trung bình 6-7m/s Tƣơng đối cao

7-8m/s Cao8-9m/s Rất

cao > 9m/s

Diện tích (km2) 197.242 100.367 25.679 2.178 111 Tỷ lệ diện tích (%) 60,6 30,8 7,9 0,7 >0 Tiềm năng (MW) - 401.444 102.716 8.748 482 Nguồn: WB (2001)

Danh sách nhà máy điện gió ở Việt Nam hiện nay

Từ những ƣu đãi về đầu tƣ xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt Nam. Các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ngày càng quan tâm đến ngành điện gió. Hiện nay trên địa bàn cả nƣớc đã có vài chục dự án với công suất khác nhau đƣợc thi công và đƣa vào hoạt động.

Nhà máy điện gió đã hoạt động

 Win Energy Chính Thắng tại xã Phƣớc Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh

Thuận hoạt động tháng 4/2020.

 Trung Nam Ninh Thuận tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

hoạt động tháng 4/2019.

 Phú Quý tại xã Long Hải và Ngũ Phụng, đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận hoạt

động tháng 8/2012.

 Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận hoạt động vào

tháng 9/2016.

 Mũi Dinh tại xã Phƣớc Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã đi vào

hoạt động tháng 11/2018.

 Hƣớng Linh 1,2 tại xã Hƣớng Linh, huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã đi

vào hoạt động tháng 5/2017.

 Fujiwara Bình Định tại xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã hoạt động vào tháng 02/2020.

 Đầm Nại tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận đã hoạt động vào

 Công Lý Sóc Trăng tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đi vào hoạt động tháng 04/2020.

 Côn Đảo tại huyện Côn Đảo đã đi vào hoạt động từ năm 2015.

 Bình Thạnh tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã hoạt động vào tháng 04/2012.

 Bình Đại tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre dự kiến hoạt động vào

năm 2020.

 Bạc Liêu tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã hoạt

động vào tháng 10/2012.

Nhà máy điện gió chưa hoạt động

 Tân Thuận tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau dự kiến đi vào hoạt

động vào tháng 8/2021.

 Số 3 Sóc Trăng tại phƣờng Vĩnh Phƣớc, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng dự

kiến đi vào hoạt động vào năm 2021.

 Quốc Vinh Sóc Trăng tại ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh

Sóc Trăng dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2021.

 Nexif Energy tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre dự kiến đi vào

hoạt động vào năm 2021.

 Lạc Hòa tại xã Lạc Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng dự kiến hoạt động

vào tháng 6/2021.

 KOSY Bạc Liêu tại xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu dự kiến

hoạt động vào năm 2023.

 Hƣớng Phùng 3 tại xã Hƣớng Phùng, huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự

kiến hoạt động vào năm 2021.

 Hƣớng Phùng 2 tại xã Hƣớng Phùng, huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự

kiến hoạt động vào năm 2021.

 Hƣớng Phùng 1 xã Hƣớng Phùng, huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị dự kiến

 Hƣớng Hiệp tại xã Hƣớng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị dự kiến hoạt động vào tháng 12/2020.

 Hòa Bình 1 tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu dự kiến đi vào

hoạt động tháng 6/2021.

 Hiệp Thạnh tại xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh dự kiến đi vào

hoạt động năm 2021.

 HBRE Chƣ Prông tại xã Ia Phìn, huyện Chƣ Prông, tỉnh Gia Lai dự kiến hoạt

động vào tháng 12/2020.

6.3.2. Tài nguyên điện mặt trời

Tài nguyên năng lƣợng mặt trời cũng đƣợc đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cƣờng độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung, miền Nam. Các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La) số giờ nắng trong năm khoảng 1897 - 2102 giờ/năm. Các tỉnh phía Bắc còn lại và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khoảng 1400 - 1700 giờ/năm. Các tỉnh từ Huế vào miền Nam khoảng 1900 - 2700 giờ/năm.

Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì đƣợc coi là có tài nguyên để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam.

Theo EVN, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chƣa tới 150 MW. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, đến 30/6/2019 đã có trên 4.464 MW điện mặt trời đã hòa lƣới, trong số đó có 72 nhà máy điện mặt trời thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) với tổng công suất 4.189 MW và 10 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của các Trung tâm điều độ miền với tổng công suất 275 MW. Nhƣ vậy, nguồn điện mặt trời đã chiếm tỷ lệ 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.

Dự kiến, đến cuối năm 2019, A0 tiếp tục đóng điện đƣa vào vận hành thêm 13 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời trong toàn hệ thống lên 95 nhà máy.

Đây là sự bổ sung quý giá đối với hệ thống trong điều kiện nguồn điện đang khó khăn, tuy nhiên một số lƣợng lớn các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong thời gian ngắn đã và đang gây không ít khó khăn, thách thức cho công tác vận hành hệ

thống điện. Nguyên nhân là do tính chấtbất định, phụ thuộc vào thời tiết của loại hình nguồn điện này. Bên cạnh đó, việc phát triển nóng và ồ ạt các dự án điện mặt trời tập trung tại một số tỉnh nhƣ Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk đã gây ra hiện tƣợng quá tải lƣới 110 kV, 220 kV tại các khu vực trên.

6.3.3. Tài nguyên năng lƣợng sinh khối

Là một nƣớc nông nghiệp, Việt Nam có tài nguyên rất lớn về nguồn năng lƣợng sinh khối (NLSK). Các loại sinh khối chính là gỗ năng lƣợng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn NLSK có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối. Tài nguyên nguồn sinh khối từ phế thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ có tổng công suất khoảng 400 MW.

Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lƣợng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác đƣợc ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lƣợng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dƣ thừa ở các nhà máy đƣờng, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản.

Một số nhà máy đƣờng đã sử dụng bã mía để phát điện, nhƣng chỉ bán đƣợc với giá khoảng hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh).

Cuối năm 2013, Bộ Công Thƣơng đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản xuất điện từ năng lƣợng sinh khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện mua lại điện đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lƣợt là 1.200 - 2.100 đồng/kWh. Mức giá nhƣ đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc phát triển nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nƣớc ta.

Việc xây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang đƣợc quan tâm với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại nƣớc ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang đƣợc triển khai xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam…

6.3.4.Điện rác: Biện pháp trong xử lý rác hiện nay

Lƣợng rác đƣợc thải ra tại Việt Nam bình quân mỗi ngày khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn, riêng thành phố Hà

Nội và TP HCM, mỗi ngày thải ra 7.000-8.000 tấn rác. Lƣợng rác hiện nay chƣa đƣợc sử dụng để biến thành nguồn năng lƣợng phục vụ cuộc sống.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, hiện nay, khoảng 71% chất thải rắn sinh hoạt vẫn chủ yếu đƣợc xử lý theo hình thức chôn lấp, chỉ 16% đƣợc xử lý tại các nhà máy chế biến sản xuất phân compost và 13% đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt, đốt kết hợp với thu hồi năng lƣợng.

Đốt rác phát điện theo đánh giá của các chuyên gia đang là công nghệ tối ƣu trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Công nghệ này đƣợc sử dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc phát triển nhƣ khối các nƣớc châu Âu, Nhật Bản…bởi vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng lại có thể thu hồi năng lƣợng. Hơn nữa, thế giới đang đề cao nền kinh tế tuần hoàn mà đốt rác phát điện cũng nằm trong chu trình này do rác thải là nguồn tài nguyên có thể tái tuần hoàn, thu hồi năng lƣợng từ quá trình xử lý. Trong khi đó, việc xử lý rác thải bằng phƣơng pháp đốt kết hợp với thu hồi năng lƣợng (điện rác) đạt hiệu quả cao nhƣng lại còn rất thấp ở Việt Nam.

Việcxây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang đƣợc quan tâm với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại nƣớc ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang đƣợc triển khai xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam. Nhiều địa phƣơng theo xu hƣớng này cũng tổ chức triển khai các thủ tục đầu tƣ xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện nhƣ: Dự án nhà máy điện rác Vĩnh Tân, tỉnh Đồng Nai (công suất 600 tấn/ngày, công suất phát điện 30MW); Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội (công suất 4.000 tấn/ngày, công suất phát điện 75MW); Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt phát điện Trạm Thản, Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (công suất 500 tấn/ngày); hai Nhà máy đốt rác phát điện tại Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (của Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa, công suất mỗi nhà máy 1.000 tấn/ngày)…

Theo Chiến lƣợc Phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, sẽ nâng tỷ lệ xử lý chất thải cho mục đích năng lƣợng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2030, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết đƣợc tận dụng cho mục đích năng lƣợng vào năm 2050.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lƣợng, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vƣớng mắc giữa các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt đô thị (pháp luật về PPP, các quy định phát triển dự án điện rác, công tác quy hoạch…), đồng thời, cụ thể hóa chính sách ƣu đãi đầu tƣ. Khi mở cơ chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ vào xử lý chất thải rắn, mới góp phần hình thành một ngành một nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 178 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)