Nguồn nhân tạo

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.4.3.2. Nguồn nhân tạo

Đƣợc coi là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trƣờng không khí. Nguồn phát sinh chính là từ sinh hoạt, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, và hoạt động sản xuất nông nghiệp của con ngƣời gây ra.

- Ô nhiễm không khí do các nguồn phát sinh trong nhà

Không khí trong nhà là nguồn không khí ở bên trong 1 không gian khép kín

của một căn nhà hay tòa nhà (ví dụ văn phòng, lớp học, siêu thị, bệnh viện, nhà ở …) và đƣợc con ngƣời hít thở trong thời gian ít nhất 1 giờ. Chất lƣợng không khí trong nhà có thể định nghĩa là toàn bộ các thuộc tính của không khí có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe và sự thoải mái của con ngƣời.

Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt: phát sinh từ quá trình nấu ăn, lò sƣởi, các

sản phẩm hóa mĩ phẩm, và các thiết bị khác. Khí độc phát ra từ hoạt động này chủ yếu là khí VOCs, CO, CO2. Nguồn thải trong sinh hoạt thƣờng mang tính chất cục bộ trong không gia nhỏ nên tích lũy dẫn rồi gây độc trực tiếp cho con ngƣời, nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và ngƣời già.

Hình 3.6. Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Hình 3.7. Tác hại của khói thuốc lá

Nguồn: http://soyte.angiang.gov.vn/

- Ô nhiễm không khí do giao thông

Phát sinh chủ yếu trên các tuyến đƣờng giao thông. Ô nhiễm không khí do giao thông chủ yếu phát thải trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong ở của các phƣơng tiện giao thông. Các thành phần ô nhiễm tiêu biểu của khí thải từ các phƣơng tiện giao thông nhƣ CO, CO2, NOx, SO2 hơi chì… gây ô nhiễm không khí xung quanh.

Trong đó vận tải bằng đƣờng hàng không là một trong những nguồn pháp thải nhiều khí NOxgây lỗ thủng tầng Ozon của khí quyển.

- Ô nhiễm không khí do sản suất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lƣợng lớn. Ngoài các chất ô nhiễm sinh ra do các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra các chất ô nhiễm đặc trƣng phát sinh từ quá trình bay hơi và rò rỉ của các dung môi, phát thải các khí ô nhiễm từ các công đoạn khác nhau trên dây truyền sản xuất. Các loại khí thải phát sinh thƣờng là các chất nhƣ: bụi, CO2, CO, NOx, SO2, VOCs.

+ Công nghiệp gang thép, năng lƣợng + Công nghiệp chế biến dầu mỏ + Nhà máy xi măng

+ Công nghiệp chế biến thực phẩm + Công nghệ dệt may

+ Nhà máy hóa chất….

- Ô nhiễm không khí từ sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp sinh ra các chất ÔNKK chủ yếu từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, và quá trình đốt các phế phẩm nông nghiệp trên đồng.

3.5. ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ

Chất lƣợng không khí có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời, đời sống của các sinh vật trên trái đất. Chất lƣợng không khí xấu có thể gây ô nhiễm đối với các thành phần môi trƣờng khác nhƣ: môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất và đặc biệt có thể gây ra các vấn đề môi trƣờng toàn cầu cũng nhƣ biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hình 3.8. Ảnh hƣởng ô nhiễm không khí và các đối tƣợng chịu tác động

Nguồn:http://maria79.tumblr.com/

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)