Đối với nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 84 - 88)

CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.6.4. Đối với nông nghiệp

- Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí từ nông nghiệp đó là do chất thải chăn nuôi và phân bón có chứa Nitơ. Tuy nhiên để hình thành Sol khí nguy hại cần thông qua quá trình đốt cháy chất thải. Do vậy, nếu không thể giảm khí thải ammoniac nông nghiệp thì có thể hạn chế quá trình đốt cháy chất thải để cải thiện chất lƣợng không khí, tận dụng các chất thải hữu cơ để làm phân bón sinh học cho cây trồng. Chất thải nông nghiệp là một vấn đề không thể xem nhẹ khi Việt Nam đã và đang trở thành một trong nhữngquốc gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới. Có thể thấy ô nhiễm môi trƣờng trong nông nghiệp đang là vấn đề đáng báo động, cần đƣợc quan tâm và tìm cách giải quyết triệt để. Vì thế, chúng ta cần xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ và đa chiều.

- Thiết kế và vận hành các trang trại hợp vệ sinh, xử lý chất thải trƣớc khi đƣa vào môi trƣờng

- Để tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng nông thôn, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững, các cấp, các ngành cần tăng cƣờng sự phối hợp, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Từ đó, vận động và giúp quần chúng nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa bàn nông thôn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng, nâng cao ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi… Cùng với đó, các phong trào bảo vệ môi trƣờng cần phát động thƣờng xuyên; kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn nông thôn.

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành, các đơn vị chức năng cần làm tốt công tác tham mƣu với cấp ủy, chính quyền các cấp để tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; rà soát các quy định hiện hành để kịp thời bổ sung, sửa đổi, khắc phục những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Trong đó, tập trung đối với nhóm các quy định về: Bảo vệ môi trƣờng làng nghề; quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trƣởng; việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi…

- Khuyến khích việc áp dụng các mô hình xử lý sinh học tiên tiến, hiện đại tại các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi nhằm giải quyết triệt để các chất thải rắn, nƣớc thải từ quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm soát, đánh giá chất lƣợng sản phẩm, ngành chức năng cần quản lý

chặt chẽ hoạt động sử dụng hóa chất, chất cấm, chất kích thích sinh trƣởng, kháng sinh trong chăn nuôi. Hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng đúng kỹ thuật các loại thuốc và phân bón.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà. 2. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông.

3. Phân tích nguồn gốc và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ quá trình sản xuất công nghiệp.

4. Phân tích tình hình ÔNKK tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

5. Tại địa phƣơng bạn sinh sống, hãy nêu các nguồn gây ô nhiễm không khí? Ngƣời dân hiện có biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí không? Đề xuất thêm các biện pháp khác để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm này?

6. Là một sinh viên, trong khả năng của mình, bạn đã và sẽ thực hiện những biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí bảo vệ môi trƣờng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phƣơng Loan, Môi trường và con người, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.

2. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2003. 3. Đinh Xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ

Chí Minh, 2003.

4. Hoàng Thị Hiền, Bùi Sỹ Lý, Bảo vệ môi trường không khí, Nhà xuất bản xây dựng, 2009.

5. Tổng cục Môi trƣờng (Bộ TN&MT), Quyết Định Số: 1459/QĐ-TCMT: Về việc ban hành Hƣớng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lƣợng không khí Việt Nam (VN_AQI), 2019

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)