Vai trò của động vật đối với đời sống con ngƣờ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 143 - 145)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

5.2.2. Vai trò của động vật đối với đời sống con ngƣờ

Trái đất của chúng ta là mạng lƣới sự sống lớn nhất. Trong mạng lƣới này, tất cả các loài sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật, thậm chí là con ngƣời) đều có vai trò bình đẳng nhƣ nhau. Mỗi loài là một mắt xích quan trọng có mối liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau về mặt dinh dƣỡng hoặc nơi ở. Trong tự nhiên, con ngƣời không thể sống thiếu các loài động vật hoang dã và các loài động vật hoang dã không thể sống đơn độc. Mỗi loài cần có các loài sinh vật khác để tồn tại và phát triển. Khi một loài sinh vật hoặc động vật hoang dã nào đó mất đi hoặc suy giảm thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các loài sinh vật khác, sau đó ảnh hƣởng tới hệ sinh thái và ảnh hƣởng trực tiếp tới con ngƣời.

Các loài động vật hoang dã mang lại rất nhiều giá trị cho con ngƣời và thiên nhiên nhƣ:

5.2.2.1. Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng (hay giá trị kinh tế) nhƣ: nhu yếu phẩm, thuốc men, các chất bảo vệ nông nghiệp… mà con ngƣời khai thác đƣợc từ động vật hoang dã.

Từ xa xƣa loài ngƣời đã biết săn bắt các loài động vật khác để làm thức ăn. Trong quá trình phát triển, con ngƣời thuần hóa và nuôi dƣỡng những loài động vật có thịt ngon và dễ chăn nuôi, năng suất cao để nuôi với số lƣợng lớn, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho nhu cầu của con ngƣời. Đến ngày nay, một vài loài động vật đƣợc chăn nuôi công nghiệp trên quy mô rất lớn để phục vụ nhu cầu đạm cho con ngƣời rất lớn có thể kể đến nhƣ các loài gia súc: bò, heo, cừu, dê, trâu… và gia cầm nhƣ gà, vịt, chim cút, bồ câu, đà điểu…Thịt của động vật là nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu cho con ngƣời, ngoài ra còn trứng, sữa, da của một số loài động vật cũng là nguồn cung cấp thực phẩm phong phú.

Bên cạnh nguồn cung cấp thực phẩm, con ngƣời còn dùng các sản phẩm của động vật để chế biến thành các vật dụng cụ phục vụ cho đời sống con ngƣời nhƣ da của các loài động vật để làm túi xách, giày dép, quần áo. Long diên hƣơng của cá nhà táng dùng để sản xuất nƣớc hoa.

Một số chiết xuất từ các loài động vật có khả năng chế tạo thuốc chữa bệnh cho loài ngƣời nhƣ xƣơng động vật dùng để chế tạo thuốc khớp, hoặc chiết xuất từ dầu cá giúp chữa bệnh về mắt, chiết xuất từ nọc rắn giúp chế tạo huyết thanh chữa rắn cắn và các vết thƣơng.

5.2.2.2. Giá trị sinh thái

Giá trị sinh thái nhƣ bảo tồn nguồn gen, bảo tồn loài, đóng góp cho đa dạng sinh học, giúp cho hệ sinh thái cân bằng. Mỗi loài động vật đều đóng vai trò là một mắc xích trong chuỗi thức ăn. Thông qua các chuỗi và lƣới thức ăn, các dòng vật chất và năng lƣợng đƣợc tuần hoàn trong sinh giới. Nếu một loài mất đi sẽ gây nên sự biến đổi trong vòng tuần hoàn dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

Động vật là nguồn dự trữ các nguồn gen trong tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng loài của sinh giới. Nếu một loài mất đi nghĩa là nguồn gen sẽ bị suy giảm.

Bảo vệ môi trƣờng: Các loài động vật, vi sinh vật giúp phân hủy các chất thải từ con ngƣời. Trong các công nghệ xử lý chất thải, không thể thiếu sự có mặt của các loài vi sinh vật để phân hủy các chất thải hữu cơ. Hiện nay một số nghiên cứu mới còn sử dụng các loài động vật thân mềm để phân hủy các sản phẩm nhựa.

5.2.2.3. Giá trị văn hóa tinh thần

Giá trị văn hóa tinh thần: Thơ ca, nhạc, đồ dùng, thiết bị lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Các nghiên cứu mô phỏng các chức năng của động vật đóng góp rất nhiều vào sự phát triển khoa học kỹ thuật. Có thể kể đến một vài phát minh quan trọng liên quan đến động vật nhƣ máy bay đƣợc mô phỏng theo cấu trúc của loài chim với đôi cánh rộng và khung xƣơng nhẹ hay các radar mô phỏng lại khả năng của loài dơi…

Từ xa xƣa, đời sống con ngƣời phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và gắn bó mật thiết đến các loài động vật. Một số hình vẽ trong các hang động của loài ngƣời tiền sử có vẽ các hình ảnh của loài chó hoặc trâu, ngựa, hổ nhƣ ngƣời bạn đối với con ngƣời, che chở và bảo vệ loài ngƣời khỏi những nguy hiểm. Một số tín ngƣỡng tôn giáo thờ cúng các loài động vật nhƣ thần linh nhƣ Hindu giáo, Ấn độ giáo thờ con bò. 5.2.2.4. Giá trị nghiên cứu, y học

Các loài động vật còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thử nghiệm bào chế các loại thuốc cho con ngƣời nhƣ chuột, ngựa, dê dùng trong nghiên cứu y học.

Một số loài động vật phục vụ nhu cầu du lịch của con ngƣời nhƣ voi, chim, khỉ…

5.2.2.5. Giá trị kế thừa

Đây đƣợc xem là của để dành cho thế hệ mai sau. Các loài động vật phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của con ngƣời về sinh vật và thế giới.

Con ngƣời có nhận thức rất rõ về giá trị sử dụng, đã và đang khai thác mạnh các loài động vật hoang dã ở khía cạnh này, nhƣng lại chƣa trân trọng chúng ở giá trị sinh thái, giá trị kế thừa. Ngoài ra, cách sử dụng, khai thác của con ngƣời cũng đang gây ra những tác động tiêu cực cho động vật hoang dã, tuy nhiên chúng ta cũng có thể là những ngƣời tích cực bảo vệ chúng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)