BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 81)

CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.6. BẢO VỆ SỨC KHỎE TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân trƣớc những tác động của ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân cần thực hiện những thói quen sau:

- Thƣờng xuyên theo dõi tình hình chất lƣợng không khí trên các ứng dụng, phƣơng tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh, thành phố.

- Một ngày nên duy trì xịt mũi, rửa mắt, súc miệng 2 lần với nƣớc muối sinh lý nhằm hạn chế tác nhân gây các bệnh về hô hấp.

- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lƣợng không khí ở mức xấu. Khi ra đƣờng nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lƣợng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

- Bảo vệ sức khỏe từ bên trong: có chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung đầy đủ dƣỡng chất, tích cực ăn rau xanh, uống nhiều nƣớc để cơ thể đào thải độc tố, nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Ngoài ra, nên tập thể dục thƣờng xuyên trong những khung giờ thấp điểm. Hạn chế ăn lạnh vì dễ khiến vòm họng tổn thƣơng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Các Bộ, ban ngành và ngƣời dân cần quan tâm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng không khí một cách quyết liệt hơn nữa. Tuyên truyền để nâng cao ý thức cho ngƣời dân về tác hại của ô nhiễm không khí cũng nhƣ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng không khí.

Bên cạnh những biện pháp này, đối với mỗi nguồn có khả năng gây ô nhiễm không khí đã đƣợc đề cập trong nội dung 3.4.3.2. cũng cần có những biện pháp cụ thể hơn và sẽ đƣợc trình bày chi tiết dƣới đây.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)