4. Chất thải không tái chế/không có khả năng
4.3.2.1. Phân loại rác thải tại nguồn
Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn?
- Giúp cho việc tái chế, ủ phân, thu hồi và thải bỏ rác hiệu quả hơn
- Giảm diện tích bãi rác, giảm ô nhiễm môi trƣờng không khí, đất và nƣớc
- Tiết kiệm ngân sách trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác
Hình 4.4. Thu gom vận chuyển rác sinh hoạt sau phân loại
Nguồn: http://www.citenco.com.vn
4.3.2.2. Tái chế
Quy trình tái chế nhằm chuyển chất thải rắn thành nguyên liệu công nghiệp hoặc sản phẩm cuối cùng.
Tái chế chất thải rắn có vai trò:
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất
- Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp có giá trị cho công nghiệp với chi phí thấp
- Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trƣờng và tránh phải thực hiện quy trình tiêu hủy hoặc chôn lấp chất thải.
Hình 4.5. Quy trình tái chế nhôm phế liệu
Nguồn: N.V. Phước, 2008
Nguồn: N.V. Phước, 2008
4.3.2.3. Ủ phân
Ủ phân hiếu khí là quá trình biến đổi sinh học các chất thải rắn hữu cơ thành các chất vô cơ (quá trình khoáng hóa) dƣới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost.
Ủ phân kỵ khí là quá trình biến đổi sinh học dƣới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với chất thải rắn có hàm lƣợng rắn từ 4-8%. Sản phẩm cuối cùng là khí sinh học (CH4 và CO2) và chất mùn ổn định dùng làm phân bón. Khí CH4có thể thu gom và sử dụng nhƣ nguồn nhiên liệu sinh học.
Hình 4.7. Sơ đồ quá trình ủ hiếu khí rác đô thị
Nguồn: N.V. Phước, 2008
Nguồn: N.V. Phước, 2008